Những nghề có thu nhập trên 10 triệu trong ngành Nhà Hàng - Khách Sạn

Đi cùng sự phát triển của khối ngành Du Lịch - Dịch Vụ, rất nhiều vị trí công việc trong Nhà hàng – Khách sạn hiện nay có mức thu nhập trên 10 triệu/tháng.

Sự phát triển không ngừng của các hệ thống Nhà hàng – Khách sạn, Dịch vụ ăn uống, ẩm thực tại Việt Nam hiện nay đã tạo nên nhiều cơ hội việc làm rộng mở trong ngành này với mức lương hấp dẫn. Các vị trí công việc trong ngành Nhà hàng – Khách sạn với mức lương trên 10 triệu chắc chắn sẽ là mục tiêu và động lực tốt cho những ai quan tâm và định hướng làm việc trong lĩnh vực này.

Bếp Trưởng (14 - 22 triệu đồng)

Với mức thu nhập khá cao, Nghề Đầu Bếp đòi hỏi kỹ năng,
kinh nghiệm làm việc thực tiễn

Tại các Nhà hàng – Khách sạn từ 3 đến 5 sao, Bếp Trưởng và Bếp Trưởng Điều Hành là những vị trí có mức lương trung bình khoảng 14 - 22 triệu/tháng. Được xem là đỉnh cao trong nấc thang nghề bếp, mức thu nhập này tương đương với khối lượng công việc và trọng trách mà một Bếp Trưởng phải đảm nhận:

- Lên thực đơn, quản lý nguồn nguyên liệu, định lượng và tính giá thành món ăn, quản lý định mức tiêu hao thực phẩm, đảm bảo chất lượng món ăn, cách thức trang trí, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm, lập kế hoạch và phát triển các ý tưởng mới nhằm đảm bảo doanh thu và tiết kiệm chi phí,...

- Khả năng quản lý từ 10 nhân sự bếp trở lên, phối hợp với các bộ phận khác trong nhà hàng, đảm bảo việc vận hành của khu bếp, chịu trách nhiệm và giải quyết tất cả các ý kiến phản hồi từ thực khách về các món ăn.

- Là người tạo ra những món ăn tiêu chuẩn, mang đúng hương vị và phong cách trang trí, đào tạo và huấn luyện nhân viên, phân công, điều phối và duy trì nhân sự ổn định thông qua việc bố trí cấp độ công việc phù hợp với kỹ năng, tay nghề của từng nhân viên.

Đối với nhà tuyển dụng, những ứng viên cho vị trí Bếp Trưởng thường phải có từ 3 đến 5 năm kinh nghiệm làm việc ở cùng vị trí tại các Nhà hàng – Khách sạn  có đẳng cấp tương đương. Bên cạnh đó, chứng chỉ Bếp Trưởng, chứng chỉ về chuyên ngành nấu ăn, dinh dưỡng, và chứng nhận  tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những điều kiện bắt buộc. Đặc biệt, đối với các Nhà hàng – Khách sạn đẳng cấp quốc tế, khả năng giao tiếp tốt bằng tiếng Anh và những kinh nghiệm làm việc tại nước ngoài, những giải thưởng về ẩm thực sẽ mang đến nhiều ưu thế hơn cho ứng viên.

Chuyên Gia Làm Bánh (20 triệu đồng)           

Vững kiến thức và kỹ năng mang đến cơ hội thăng tiến cho Đầu Bếp Bánh

Làm việc tại các thương hiệu bánh nổi tiếng, tự mở tiệm kinh doanh hay hấp dẫn hơn nữa là được làm việc trong các Nhà hàng – Khách sạn cao cấp hay cơ hội tu nghiệp tại nước ngoài,...Nghề Làm Bánh mang nhiều tiềm năng phát triển với những vị trí đỉnh cao như Quản Lý Bếp Bánh, và Chuyên Gia Làm Bánh. Tuỳ theo môi trường làm việc, mức thu nhập của các vị trí này khoảng 20 triệu đồng/tháng. Cùng tham khảo yêu cầu tuyển dụng vị trí Bếp Trưởng Bếp Bánh của một khách sạn 5 sao:

- Yêu cầu bắt buộc về bằng cấp: chứng chỉ tốt nghiệp chuyên ngành làm bánh của các trường dạy nấu ăn, trường nghề.

- Yêu cầu kiến thức và áp dụng thành thạo: hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, chế độ dinh dưỡng và sức khoẻ, có nền tảng và hiểu biết về các loại bánh Âu, bánh Á thông dụng trong Nhà hàng – Khách sạn, tư duy quản lý và lập kế hoạch, có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh để làm việc trong môi trường đa văn hoá.

- Yêu cầu về kinh nghiệm: làm việc từ 3 năm trở lên trong các Nhà hàng – Khách sạn, hoặc trong các bếp bánh cao cấp, làm được hầu hết các loại bánh Âu, bánh Á, bánh Việt, có kinh nghiệm làm việc nhóm và quản lý nhân sự.

- Yêu cầu về sức khoẻ và kỹ năng: Bếp Trưởng Bếp Bánh phải có sức khoẻ tốt, chịu được áp lực và làm việc ngoài giờ, là người lên thực đơn, công thức và phương pháp trình bày tiêu chuẩn, giám sát chi phí nguyên liệu, giá thành và chất lượng các món bánh đến tay khách hàng, vận hành hoạt động của bếp bánh, kiểm tra các thiết bị cũng như đảm bảo đúng các thông số về kỹ thuật...

Chìa khoá cho sự thành công của một Bếp Trưởng Bếp Bánh hay Chuyên Gia Làm Bánh chuyên nghiệp không chỉ là ở tay nghề cao, mà còn đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ, khiếu thẩm mỹ tinh tế cùng với sự nhạy cảm về mùi vị. Ngoài ra, sự sáng tạo, tìm tòi, không ngừng cập nhật những xu hướng là tố chất không thể thiếu để có thể thăng hoa và tạo ra những chiếc bánh vừa nghệ thuật vừa thơm ngon.

Chuyên Gia Pha Chế – Bartender – Barista  (20 - 25 triệu/tháng)

Khác với những hình dung ban đầu về nhân viên pha chế chỉ đơn thuần làm việc sau quầy Bar, Nghề Pha Chế có thể đem bạn tiến xa hơn đến những vị trí quản lý  như Bar Trưởng, Giám Sát, Quản Lý Thức Uống và cao cấp nhất là Quản Lý Nhà Hàng - Bar với mức thu nhập trên 25 triệu đồng/ tháng. Để có thể tiến đến vị trí đáng mơ ước này, bạn cần phải có ít nhất 1 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương đối với vị trí Bar Trưởng; 3 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương ở các nhà hàng có quy mô từ 10 -12 nhân viên trở lên đối với vị trí Giám Sát Bar; và có kinh nghiệm ít nhất 2 năm ở vị trí Quản Lý / Giám Sát quầy bar với quy mô từ 100 khách trở lên, trong các nhà hàng, lounge, khách sạn cao cấp, đối với vị trí Quản Lý Bar – Nhà hàng...

Để trở thành Chuyên Gia Pha Chế đòi hỏi kiến thức sâu rộng và kỹ năng thành thạo

Trong ngành pha chế, việc được đào tạo một cách bài bản tại các trường dạy pha chế là điều rất quan trọng. Bởi nếu bạn không hiểu rõ và nắm bắt được lượng kiến thức về thế giới các loại thức uống phong phú và đa dạng, bạn không thể nào phát triển được.

- Đối với Barista: cần có kỹ năng pha chế cà phê, cách sử dụng, điều chỉnh các thiết bị pha cà phê, quy trình từ khi xay đến lúc tạo ra một ly hoàn chỉnh, kỹ thuật tạo hình bọt cà phê và trang trí thức uống đẹp mắt.

- Đối với Bartender: biết pha chế các loại thức uống có cồn và không cồn, kỹ thuật pha chế nhiều loại cocktail, mocktail và shooter, có kiến thức tốt về bia tươi, rượu vang, các loại rượu mạnh, có thể biểu diễn pha chế (flair bartending) trong quá trình pha chế.

Bên cạnh kỹ năng pha chế là điều kiện tiên quyết, việc am hiểu kiến thức về các loại nguyên liệu và kết hợp vào thức uống, luyện tập vị giác và khứu giác nhạy bén cùng với những sáng tạo mang tính nghệ thuật độc đáo,...là những yếu tố quyết định tạo nên một Chuyên Gia Pha Chế chuyên nghiệp.

Chìa khoá thành công

Kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực nghề, kinh nghiệm làm việc thực tế
là chìa khóa thành công trong ngành Nhà hàng – Khách sạn

Theo đánh giá của các nhà tuyển dụng, nhân lực ngành Nhà hàng – Khách sạn đang rơi vào tình trạng thừa lượng thiếu chất, yếu kỹ năng thực nghề dẫn đến khó khăn trong việc tìm kiếm ứng viên phù hợp, gây tốn thời gian và chi phí đào tạo thêm sau khi tuyển dụng. Hiểu được nhu cầu cấp thiết này, Hướng Nghiệp Á Âu (HNAAu) đã xây dựng các chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo sát yêu cầu, mô tả công việc thực tế của các Nhà hàng – Khách sạn chuẩn quốc tế.

Với các ngành đào tạo chuyên sâu như Bếp Trưởng, Pha Chế, Làm Bánh, Quản Trị Nhà hàng – Khách sạn , không chỉ được rèn luyện các kỹ năng thực nghề, những kiến thức chuyên môn, học viên HNAAu còn được thực tập cọ sát với môi trường làm việc thực tế, tham gia các chương trình học cùng nhà tuyển dụng, bồi dưỡng các kỹ năng mềm, kỹ năng viết CV ứng tuyển và phỏng vấn... Nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho những bạn trẻ đang lựa chọn nghề nghiệp, và cả những người đã có kinh nghiệm làm việc trong Nhà hàng – Khách sạn nhưng muốn nâng cao tay nghề, thăng tiến nhanh hơn trong nấc thang nghề nghiệp để tiếp cận cơ hội việc làm mới với mức thu nhập cao hơn, các chương trình học đa dạng tại HNAAu được thiết kế với thời gian hợp lý và khoa học, phù hợp cho mọi đối tượng. Sau khi hoàn tất khóa học, học viên được cấp chứng chỉ của Tổng Cục Dạy Nghề có giá trị toàn quốc, được hỗ trợ thực tập và giới thiệu việc làm tại các Nhà hàng – Khách sạn đối tác chuẩn 5 sao.

Tags:
Những nghề có thu nhập trên 10 triệu trong ngành Nhà Hàng - Khách Sạn
4.8 (288 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN