Từ câu chuyện con khô mực 300 nghìn đồng….

Chiều thứ bảy, ngày 5/8, trên bãi biển tại đường Trần Phú, Tp Nha Trang, một nhóm du khách chia sẻ gặp phải tình huống khó chịu khi phải trả  300.000 đồng cho một con mực khô nướng nhỏ bởi không hỏi giá trước khi mua.

Từ câu chuyện con khô mực 300 nghìn đồng….


Mực được nướng trực tiếp bằng lò than ngay trên bãi cát, sau đó được cán mỏng ra, dài hơn bàn tay người lớn một chút. Du khách cho biết mặc dù rất ngạc nhiên sau khi người bán báo giá 300.000 đồng cho con mực này. Tuy nhiên , vì người bán nói mực đã kêu rồi không thể trả lại nên họ cũng đành chấp nhận.

Nhóm du khách cũng cho biết thêm, vào tối cùng ngày họ quyết định mua một con mực khô lớn hơn từ một nhà hàng khác với giá chỉ 200.000 đồng.

Du khách trên cũng nhấn mạnh rằng họ chia sẻ câu chuyện này không nhằm mục đích trách móc việc quản lý du lịch tại Nha Trang. Sự cố mua con mực khô nướng với giá quá cao chỉ là một sự cố nhỏ, hậu quả của việc nhóm du khách không hỏi giá trước khi mua. Họ muốn chia sẻ câu chuyện này để những du khách khác cẩn trọng hơn trong việc mua sắm, luôn giữ tinh thần tỉnh táo, bởi chuyện "chém giá" như vậy đang diễn ra trên khắp Việt Nam, và có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ở bất kỳ nơi đâu mà bạn không ngờ tới.

Trước câu chuyện khô mực 300 nghìn đồng kia, có nhiều luồng ý kiến khác nhau. Bên cạnh những ý kiến đồng cảm với nhóm khách du lịch trên vì họ cũng từng nhiều lần gặp cành cò mồi, chặt chém khi đi du lịch ở nhiều địa điểm khác. 

Cũng có quan điểm cho rằng ở một địa điểm du lịch nổi tiếng thì mức giá 300.000 đồng cho một con mực vẫn có thể chấp nhận. Tuy nhiên, du khách cần tỉnh táo hơn không chỉ trong việc hỏi giá trước khi mua mà cả trong việc lựa chọn hàng quán. Không nên mua hàng ở những hàng rong bởi khó kiểm soát được giá cả, chất lượng sản phẩm.  Như việc nướng mực bằng than ngay trên bãi biển vừa mất mỹ quan lại không đảm bảo vệ sinh ăn uống. Đồng thời cũng chính là tiếp tay cho nạn bán hàng rong mà các cấp quản lý đang tìm cách dẹp bỏ bởi muốn tốt cho du lịch khu vực cũng như chính du khách.

Lại nói về vấn nạn “chặt chém” ở các điểm du lịch Việt nam. Có thể thấy nó đã tồn tại và gây nên rất nhiều hệ lụy cho du lịch nước ta những năm qua. Không thể phủ định rằng với sự quản lý chặt chẽ của các cấp quản lý việc niêm yết giá cả, chất lượng sản phẩm những năm gần đây đã cho thấy những dấu hiệu tích cực. Nhiều nhà hàng, dịch vụ du lịch bắt buộc công khai giá, các đường dây nóng được lập nhằm hỗ trợ khách du lịch khi cần thiết, cơ quan quản lý tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm, dịch vụ,....

Tuy nhiên, có lẽ các chế tài xử lý chỉ đang là một giải pháp hạn chế tình trạng này. Nếu muốn giải quyết triệt để nó cần đến sự góp sức của khách du lịch và quan trọng hơn hết là ở ý thức của những người làm du lịch.

Còn bạn, bạn thấy sao về câu chuyện con khô mực giá 300.000 đồng này? Liệu khách du lịch có thể là nhân tố giúp phần nào hạn chế nạn "chặt chém" đang diễn ra ở rất nhiều điểm du lịch của nước ta không?

Ms. Smile (Theo VnExpress)

Tags:
Từ câu chuyện con khô mực 300 nghìn đồng….
4.4 (964 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN