“Không mua là không may đâu” – câu bùa trú dễ bị yểm khi lên Sapa

Chúng tôi vừa bước ra khỏi khách sạn là có phải đến 10 phụ nữ Dao đỏ xông tới chào hàng. Khi chúng tôi lắc đầu từ chối thì nhận được những câu nói nài nỉ đầy ám ảnh “Mua thì may mắn, không mua là không may mắn đâu”!

Những câu chuyện về nạn chèo kéo khách du lịch tại Sapa không phải là câu chuyện mới được nghe lần một lần hai. Sự đeo bám dai dẳng cùng những câu “bùa trú” khiến cho hình ảnh của thành phố mờ sương này bị ảnh hưởng rất nhiều trong mắt các du khách.

Chị Thiệu Huyền (Hà Nội) đã lựa chọn Sapa là điểm đến cho chuyến du lịch đầu năm. Trái với cảm giác hứng khởi trước cảnh đẹp, thời tiết và các món ăn ở nơi đây là hình ảnh những đứa nhỏ chỉ 6, 7 tuổi ăn mặc rách rưới, địu em trên lưng, lao vào khách du lịch mời mua bằng đôi bàn tay thâm tím vì giá rét.

 

“Không mua là không may đâu” – câu bùa trú dễ bị yểm khi lên Sapa

 

Chỉ cần mua cho một em là sẽ có rất nhiều các em nhỏ khách ào đến năn nỉ. Mua hết cho các em thì không đủ khả năng, nhưng những ánh mắt van lơn ấy thực sự quá ám ảnh với chúng tôi. Sau đó, cảm hứng đi chơi của chúng tôi không còn được vẹn nguyên nữa. – chị Huyền nói.

Du khách ban đầu thường khá thoải mái trò chuyện nhưng sau hầu hết đều cảm thấy bị làm phiền vì nhóm người bán hàng đeo bám.

Mong muốn có những giây phút thư giãn thực sự, chị Thanh Vân (Hà Nội) cùng gia đình quyết định chọn nghỉ tại một resort cách trung tâm thị trấn Sa Pa 18 km. Thế nhưng vừa bước chân ra khỏi khu resort, gia đình chị bị một nhóm hơn 10 phụ nữ Dao đỏ xúm tới mời chào.

Mặc dù kiên quyết lắc đầu và bỏ đi thật nhanh để tận hưởng giây phút trò chuyện cùng gia đình nhưng sau 20 phút mà vẫn không thoát được, gia đình chị đành phải quay lại về phòng nghỉ cho yên tĩnh nhưng trong đầu vẫn còn nguyên sự bực mình và ám ảnh bởi những câu của những người phụ nữ dân tộc "Mua thì may mắn, không mua là không may mắn đâu".

Không chỉ người Việt mà nhiều du khách nước ngoài cũng bối rối, thậm chí khó chịu vì bị đeo bám. Một hướng dẫn viên tiếng Anh đưa đoàn đến Sa Pa cho biết anh thường xuyên phải khuyến cáo trước với khách về nạn chèo kéo để mọi người có những ứng xử hợp lý. Một vài hướng dẫn viên đành khuyên khách "lờ đi như không nghe thấy" nhằm tránh phiền phức.

Để bán được hàng, những người này thường chờ đợi khách rất lâu ngoài khách sạn, nhà hàng hoặc cổng các điểm tham quan như nhà thờ đá, thác Bạc, bản Cát Cát, bãi đá cổ, cầu Mây… sau đó đi theo. "Đầu tiên họ hỏi bạn tên gì, ở đâu… sau đó mời mua hàng, nếu bạn nói không, họ sẽ theo bạn hàng giờ đến khi bán được mới thôi", Amgad Rushdy, một du khách đến từ Canada thuật lại.

“Không mua là không may đâu” – câu bùa trú dễ bị yểm khi lên Sapa

 

Vẫn biết đây không phải là vấn đề có thể giải quyết trong một sớm một chiều bởi có quá nhiều khó khăn. Người đi bán chủ yếu là người dân tộc thiểu số với trình độ còn hạn chế, mức sống người dân nghèo khổ, các em khó tìm được công việc thay thế để giúp đỡ bố mẹ bởi chưa tới độ tuổi lao động,…

Và vì vậy, các du khách khi tới với mảnh đất này vẫn tiếp tục bị nghe những câu “bùa chú” không mua là không may mắn đâu và sự đeo bám dai dẳng không biết đến bao giờ mới thôi…

Ms. Smile

Tags:
“Không mua là không may đâu” – câu bùa trú dễ bị yểm khi lên Sapa
4.7 (097 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN