Kinh doanh khách sạn hiệu quả, bền vững - đi từ cái gốc nguồn nhân lực

Như đã thông tin trước đó, sáng 12/1/2024, Hội thảo “Kinh doanh khách sạn hiệu quả, bền vững” diễn ra sôi nổi và nhận về nhiều giá trị tích cực. 

báo cáo khảo sát nguồn nhân lực bền vững nks

Hội thảo là sự kiện thường niên được Liên chi hội Khách sạn Việt Nam (VHA) tổ chức. Năm nay, hội thảo kỳ vọng giúp hệ thống khách sạn Việt không ngừng đổi mới trong quản lý kinh doanh cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ, từ đó thu hút khách và kinh doanh hiệu quả hơn; góp phần đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch bền vững.

Với sự tham gia của các cơ quan ban ngành, chuyên gia, các nhà quản lý giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực khách sạn, hội thảo đưa ra thảo luận 2 chủ đề chính là: “Nguồn nhân lực bền vững” (yếu tố cốt lõi của dịch vụ) và “Bền vững trong cạnh tranh số” (yếu tố xu hướng).

Theo đó, những vấn đề trọng yếu cần khai thác và làm rõ (cũng đang là những vấn đề rất cấp thiết trong ngành) có:

- Định hướng trong tương lai làm sao để khách sạn Việt Nam phát triển tốt nhất, đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu đón tiếp khách

- Nguồn nhân lực bền vững, trong đó nêu ra xu hướng phát triển khách sạn, khu nghỉ dưỡng tại Việt Nam

- Vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường trong phát triển du lịch bền vững

- Số hóa

- Quản trị kinh doanh khách sạn đạt hiệu quả, chất lượng cao nhất (quan trọng nhất)

- Vấn đề bền vững trong cạnh tranh số

Nội dung chi tiết được trình bày cụ thể trong livestream của hội thảo. Bạn đọc quan tâm có thể xem lại trên fanpage Nghề Khách Sạn, hoặc click vào link sau đây:



Là một trong những diễn giả tham gia chia sẻ trực tiếp tại Hội thảo, anh Lê Quốc Việt - CEO Hoteljob (website việc làm khách sạn - nhà hàng & du lịch số 1 Việt Nam) mang đến nhiều thông tin “hot”, được khai thác và tổng hợp, phân tích từ kết quả báo cáo khảo sát nguồn nhân lực bền vững nghề khách sạn.

Với 300 người tham gia khảo sát là các nhà quản lý (GM), trưởng phòng nhân sự (HRM, HRD), chuyên viên nhân sự, trưởng bộ phận của các cơ sở lưu trú, du lịch trên toàn quốc mang đến nhiều thông tin trực quan, thực tế và cực đáng lưu tâm.

báo cáo khảo sát nguồn nhân lực bền vững nks

Cùng điểm qua những “con số biết nói”:

#Mức độ nhận biết về du lịch bền vững?

- Có đến 73,9% cơ sở kinh doanh dịch vụ có nhiều hoạt động cho định hướng phát triển du lịch bền vững - 21,7% chưa được tiếp cận - Và chưa đến 5% còn lại cho hay chưa quan tâm lắm

=> kết quả này cho thấy ngày càng có nhiều đơn vị quan tâm và định hướng phát triển du lịch bền vững, không chỉ bắt kịp xu hướng mà còn cho thấy trách nhiệm với cộng đồng. Tuy nhiên, số còn lại chưa được tiếp cận vẫn khá cao, cần tuyên truyền, khích lệ và hỗ trợ hưởng ứng trong tương lai gần.

#Đơn vị bạn đã có cách hoạt động xanh, bền vững chưa?

- 43,5% cho hay DN hiện rất tích cực, thường xuyên tổ chức tập huấn cho nhân viên - 43,5% có quan tâm đến nhưng chưa có điều kiện thực hiện - 13% còn lại chưa quan tâm do còn nhiều hạn chế

=> nghĩa là, hầu hết DN nói chung, các nhà quản lý DN nói riêng quan tâm và ý thức được tầm quan trọng của các hoạt động xanh, bền vững trong quá trình vận hành và kinh doanh, phát triển cơ sở - tuy nhiên, không phải cơ sở nào cũng có điều kiện thực hiện và thực hiện hiệu quả.

#Bạn có lo lắng cho nguồn lao động bền vững của nghề không?

- Có khoảng 68,5% cho thái độ lo lắng và 31,5% còn lại bảo thấy bình thường, thậm chí lạc quan.

#Theo bạn, trách nhiệm du lịch xanh, bền vững thuộc về ai?

- Đại đa số khảo sát viên (80,4%) cùng cho rằng trách nhiệm du lịch xanh, bền vững thuộc về toàn ngành, toàn xã hội: từ cơ quan quản lý nhà nước cho đến trường nghề, cơ sở đào tạo và cả đơn vị tuyển dụng/sử dụng lao động.

#Bạn có hài lòng về chế độ đãi ngộ của DN cho NLĐ?

- Chỉ khoảng 29,3% cho biết hài lòng về chế độ đãi ngộ - 55,4% chấp nhận được ở hoàn cảnh, điều kiện hiện tại (suy thoái, khó khăn chung) - và 15,2% cảm thấy chưa tốt, cần cải thiện.

=> điều này cho thấy, đãi ngộ vẫn là “điểm nghẽn” kết nối và làm thỏa mãn; cho đến tạo động lực và giữ chân NLĐ cống hiến và gắn bó lâu dài với DN.

#Tỷ lệ nghỉ việc/ Turnover rate?

- Chỉ khoảng 10,9% doanh nghiệp gặp vấn đề nhân viên nghỉ việc nhiều, phải thay đổi nhân sự thường xuyên - còn lại 48,9% có nghỉ việc, ra vào nhưng ở mức chấp nhận được và 40,2% tương đối ổn định, mọi người muốn gắn bó lâu dài.

#Đơn vị có khó tuyển dụng không?

- Có đến 51,1% DN gặp khó trong công tác tuyển dụng nhân sự, cơ sở luôn hoạt động trong tình trạng thiếu người và không thể mở rộng kinh doanh - 48,9% còn lại không gặp khó hoặc không có nhu cầu tuyển dụng

=> cạnh tranh trong vấn đề thu hút người mới, giữ chân người giỏi tồn tại ở mọi ngành nghề, lĩnh vực; trong đó có cả ngành du lịch - khách sạn.

#Cách thức đào tạo hiện nay của đơn vị?

- Có đến 64,2% tuyển dụng rồi tự đào tạo nội bộ bằng cách giao trưởng bộ phận chỉ việc hoặc để nhân viên tự hướng dẫn nhau - 26,1% có bộ phận đào tạo riêng - còn lại một số nơi gửi đi học tại các cơ sở đào tạo nghề hoặc chỉ tuyển người đã có nghề.

=> cho thấy công tác đào tạo vẫn chưa được quan tâm lắm.

#Đơn vị bạn có sử dụng công cụ đánh giá lao động không?

- 76,1% có sử dụng KPI/OKR/OGSM/khác… để đánh giá lao động - 19,6% đánh giá theo cảm tính - số còn lại chưa có bất kỳ đánh giá nào

=> đánh giá đúng người và đúng lúc là đang trao cơ hội và tạo động lực cống hiến, phát triển cho lao động giàu ý thức trách nhiệm và ý chí cầu tiền; cũng là một cách tạo nên và giữ chân nguồn nhân sự giỏi, bền vững cho DN nói riêng và cho toàn ngành. 

#DN có đối xử công bằng với NLĐ không?

- 58,7% nhận định tốt, công bằng, cởi mở với tất cả nhân viên - 39,1% cho hay chưa tốt, còn nhiều vấn đề trong quản trị.

#Đơn vị bạn có quan tâm đến an toàn lao động không?

- 51,1% cho kết quả có, đang hoạt động tốt - 32,6% không, muốn mà chưa làm được và 16,3% chưa/không quan tâm.

=> an tâm và thoải mái, vui vẻ và hào hứng mỗi ca làm việc góp phần tạo động lực cống hiến cho NLĐ và giữ chân họ ở lại lâu dài với DN.

#Chế độ đãi ngộ NLĐ tại cơ sở?

Các GM, HRM/HRD và các TBP cho đến cá nhân nhân viên nhận định khách sạn mình đang chi trả chế độ đãi ngộ cho NLĐ có:

báo cáo khảo sát nguồn nhân lực bền vững nks

=> nhìn chung, chỉ khi DN tìm ra “điểm giao” giữa kỳ vọng của NLĐ và khả năng đáp ứng của cơ sở thì khi đó, chuyện tạo nên và giữ chân lao động giỏi không còn khó.

#Mức độ hài lòng về chất lượng LĐ hiện nay?

- 22,8% cho cảm nhận hài lòng - 76,1% ở mức trung bình - số còn lại rất tệ.

#Mức độ hài lòng về chất lượng sinh viên nghề hiện nay?

- 18,5% cho cảm nhận hài lòng - 78,3% ở mức trung bình - số còn lại rất tệ

=> hai kết quả này cho thấy, chất lượng nguồn nhân sự ngành làm việc thực tế vẫn chưa đạt kỳ vọng từ cơ sở, cần có giải pháp nâng cao kiến thức và kỹ năng, nghiệp vụ nghề để đáp ứng yêu cầu công việc ở hiện tại và tương lai.

#Nhu cầu tuyển dụng và giải pháp “giữ chân” NLĐ năm 2024?

- 7,6% cắt giảm nhân sự, tiết giảm chi phí để vượt khó trước mắt - 27,2% duy trì, giữ nguyên nhân sự như hiện tại - 65,2% tăng cường tuyển dụng, nâng cao chất lượng dịch vụ, bằng cách:

– Trả lương, thưởng cạnh tranh (71,7%)

– Xây dựng, hoàn thiện văn hóa DN (77,2%)

– Thu hút nhân sự từ đơn vị khác (22,8%)

– Chú trọng đào tạo tại chỗ (70,7%)

– Tạo cơ hội thăng tiến cho nhân sự hiện hữu (78,3%)…

=> du lịch là điểm sáng tăng trưởng trong bối cảnh nhiều ngành nghề, lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế chung khi tình hình kinh doanh khởi sắc dần qua từng tháng kéo theo nhu cầu tuyển dụng luôn có, thậm chí ở mức cao cùng chế độ đãi ngộ tương xứng. Nói thêm giải pháp cho nguồn nhân lực bền vững tại hội thảo, anh Việt chia sẻ tiếp 2 giải pháp quan trọng là:

1. Giải pháp thu hút nguồn lao động giản đơn từ ngành sản xuất mà Hoteljob.vn đang phối hợp cùng Vieclamnhamay.vn

2. Đánh giá lại tâm lý, suy nghĩ của gen Z trong nghề khách sạn để có giải pháp phù hợp.

Ngoài ra, Hoteljob cũng tổng hợp và nêu ra một số ý kiến tiêu biểu từ đóng góp của những thành viên tham gia khảo sát:

+ Với các khách sạn, cơ sở lưu trú:

1. Nâng cao thu nhập cho NLĐ, quan tâm hơn đến chất lượng cuộc sống

2. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp chuyên nghiệp

3. Thiết lập hệ thống đánh giá hiệu suất và phản hồi thường xuyên

4. Tạo môi trường làm việc công bằng ổn định, cơ hội thăng tiến

5. Đầu tư thực chất cho Du lịch xanh, DL bền vững chứ không chỉ để quảng bá.

+ Với các trường, cơ sở đào tạo:

1. Cần tăng cường đào tạo thực tiễn, tăng thời gian thực tập, cọ sát công việc

2. Nâng cao chất lượng ngoại ngữ, tin học và kỹ năng mềm

3. Chú trọng đào tạo chuyên sâu, đặc biệt là quản lý và kinh doanh.

+ Với cơ quan quản lý nhà nước và chung khác:

1. Có chính sách thu hút, đào tạo nghề cho lực lượng lao động muốn chuyển đổi ngành nghề sang ngành du lịch

2. Có nhóm chung về DL bền vững cho nhân sự nghề giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm

3. Nên mở nhiều diễn đàn cho sinh viên giao lưu với cơ sở lưu trú để bám sát trải nghiệm thực tế

4. Có hotline để phản ánh các vấn đề của cơ sở du lịch với người lao động. 



“Khái niệm bền vững là phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến nguồn tài nguyên đó trong tương lai”. Qua chia sẻ từ hội thảo thì tổng kết và kết luận rằng: ngành du lịch Việt cho đến hiện tại chưa có nguồn nhân lực bền vững. Thế nên, cần và cấp thiết phải nhìn ra vấn đề rồi tìm giải pháp giải quyết bất cập ngay lập tức để nhanh chóng ổn định và phục hồi ngành, hướng đến đạt được những mục tiêu và kỳ vọng cao hơn trong kinh doanh và phát triển...

​Ms. Smile

Tags:
Kinh doanh khách sạn hiệu quả, bền vững - đi từ cái gốc nguồn nhân lực
4.9 (209 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN