Mô hình kinh doanh du lịch thông minh từ trăn trở “táo thối rụng đầy vườn”

Hãy thử động não một chút: nếu bạn có một vườn tháo thối rụng đầy vườn, bạn sẽ làm gì để kiếm được tiền? Một nữ công nhân về hưu ở Bắc Kinh (Trung Quốc) đã vận dụng “cái đầu của một doanh nhân” để kiếm bộn tiền từ vườn táo rụng này…

Mô hình kinh doanh du lịch thông minh từ trăn trở “táo thối rụng đầy vườn”

Ảnh nguồn Internet

Chị Châu sống tại Bắc Kinh, Trung Quốc là một công nhân đã về hưu, đều đặn mỗi tháng chị đều nhận được hơn 2.000 tệ tiền lương hưu. Con cái của chị đều sinh sống và làm việc ở nước ngoài. Chán cảnh buồn tẻ nơi thành phố, hai vợ chồng chị quyết định dùng 2 căn nhà để cho thuê và chuyển về nhà anh họ ở một huyện ngoại thành để sinh sống – nơi có nhịp sống nhàn nhã, không khí trong lành. Số tiền hơn 10.000 tệ từ việc cho thuê nhà mỗi tháng cũng giúp vợ chồng chị có cuộc sống thoải mái.

Khi vợ chồng chị quyết định chuyển về vùng quê cũng là lúc vùng đó đang đẩy mạnh hướng phát triển du lịch ngoại ô. “Buồn tay buồn chân”, vợ chồng chị cùng người anh họ quyết định thuê lại hơn 100 mẫu đất đề trồng cây ăn quả, rau xanh phục vụ khách du lịch. Những quả táo, lê từ trang trại của chị được du khách rất yêu thích. Tuy nhiên, có một vấn đề phát sinh là khách du lịch chỉ đến vào một mùa nhất định, quãng thời gian còn lại lượng khách tiêu thụ không nhiều, trái cây chín rụng đầy vườn.

Chất lượng táo rụng vườn nhà chị không phải kém, tuy nhiên không thể bảo quản lâu được. Vì thương lái không thu mua táo rụng, nếu gom đem ra chợ bán thì chi phí tiền công và tiền xe đã cao hơn cả tiền bán táo. Chị cho hàng xóm nhặt táo về cho lơn ăn. Mỗi năm, số táo rụng phải vứt đi lên đến cả tấn. Nhìn cảnh tượng ấy, chị Châu luôn trăn trở làm sao để biến “táo rụng thành tiền”.

Bạn muốn xem thêm: Bài học quản trị từ câu chuyện nhân viên Kiến và ông chủ Sư tử

Ban đầu, chị nghĩ đến việc thu gom những quả táo rụng nhưng chất lượng còn tốt ép lấy nước để bán cho khách du lịch. Ý tưởng này của chị vấp phải sự phản đối kịch liệt của chồng và anh họ vì “khách du lịch sẽ rất tức giận nếu biết rằng nước táo ép mà họ uống được tạo ra từ những quả táo rụng”. Thêm vào đó chi phí đầu tư công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật là một con số không hề nhỏ và cũng cần phải biết cách quản lý.

Ý tưởng không được ủng hộ, chị Châu lại tiếp tục tìm giải pháp mới. Qua tìm hiểu chị được biết có nhiều người đang phát tài nhờ việc nuôi sâu bột với thức ăn lấy từ hoa quả hỏng. Với tính ứng dụng cao của loài sâu này khi có thể dùng làm thức ăn cho nhiều loài gia cầm, cá, bò sát,… cộng với chi phí đầu tư không quá lớn, chị quyết định nuôi sâu bột. Mỗi tháng chị kiếm được 3.000 tệ từ việc bán sâu.

Không dừng lại ở đó, chị Châu còn chế biến một số món ăn từ sâu bột để bán cho khách du lịch. Những món ăn là lạ này đã kích thích được trí tò mò của du khách, nhiều khách đã không ngại dùng thử và còn giới thiệu cho nhiều người biết. Việc kinh doanh của chị ngày càng phát đạt.

Khi việc nuôi sâu được mở rộng, nhận thấy số sâu tăng quá nhanh, chị Châu quyết định tiêu thụ sâu bằng cách nuôi gà. Với hàm lượng dinh dưỡng cao từ sâu bột, gà chị nuôi ăn vào lớn rất nhanh. Trứng gà đẻ ra cũng có hương vị khác biệt, rất được lòng khách hàng. Thế là cửa hàng của chị có thêm 2 món mới là thịt gà và trứng gà.

Khách đến với trang trại được dẫn đi tham quan vườn trái cây, nơi nuôi sâu bột, trang trại gà và còn mua những sản phẩm từ “trang trại hỗn hợp” của chị về làm quà. Không chỉ biến những đồ tưởng chừng như phải bỏ đi thành những thứ có ích, mang lại nhiều giá trị kinh tế, chị Châu còn khuyến khích những hộ gia đình xung quanh cùng tham gia mô hình kinh doanh độc đáo này.

Xem thêm: Bài học kinh doanh từ triết lý quán cháo của người Hoa

Ms.Smile

(Nguồn “Bí quyết kinh doanh của ông chủ nhỏ”)

Tags:
Mô hình kinh doanh du lịch thông minh từ trăn trở “táo thối rụng đầy vườn”
4.8 (778 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN