Thị trường F&B Việt có thu hút nhà đầu tư nước ngoài?

Hiện nay, ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống (Food&Beverage - F&B) đang có sự tăng trưởng vượt bậc, bởi các nguồn đầu tư tài chính đang tập trung tuyệt vời cho việc sở hữu các chuỗi ẩm thực. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây:

Cơ hội phát triển đầy hấp dẫn

Những lĩnh vực như chứng khoán, bất động sản nhiều năm nay rơi vào khó khăn, nhưng ngành thực phẩm, đồ uống vẫn duy trì được sức sống. Cõ lẽ cũng bởi những nhu cầu về việc sinh hoạt, ăn uống không thể cắt giảm dù có suy giảm kinh tế hay thiếu hụt tiền dư để đầu tư v.v. Không chỉ vậy, ngành F&B ngày nay vẫn nằm trong top 3 các ngành được dòng đầu tư đổ vào ngày càng nhiều và tăng nhanh hơn.

Trong số đó có thể kể đến công ty CP Thương mại Dịch vụ Cổng Vàng (Golden Gate). Theo đó, từ 5 nhà hàng vào năm 2008, đến tháng 9/2014, với sự đầu tư khoảng gần 3 triệu USD của Mekong Capital, Golden Gate đã có đến 67 nhà hàng hoạt động dưới 11 thương hiệu (Ashima - chuỗi nhà hàng lẩu nấm, Kichi-Kichi, SumoBBQ, Gogi House, Ba Con Cừu, Vuvuzela, City Beer Station...).

Thành công của công ty Golden Gate cho đến năm 2016 đã cho thấy sự sở hữu lên đến 19 thương hiệu, đi kèm đó là 150 nhà hàng tại khắp các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Biên Hòa, Vũng Tàu, Hạ Long. Trong tương lai, công ty này có dự định tiếp tục mở rộng hơn mô hình nhà hàng của mình một cách mới mẻ, để từ đó thực hiện tiếp mục tiêu dẫn đầu thị trường ngành F&B của Việt Nam (khu vực dịch vụ ăn uống) với số nhà hàng lên đến 400 nhà hàng, vào năm 2018.

Những thách thức vẫn còn đó

Sự thành công của Golden Gate với sự đầu tư của những nhà đầu tư nước ngoài, với số vốn lớn, và cơ hội phát triển rộng mở, đây chắc chắn sẽ là tiền đề để mở rộng và tiến nhanh, tiến mạnh hơn thị trường F&B tại Việt Nam. Đứng trước bối cảnh cơ hội tuyệt vời này, ngành F&B Việt dường như cũng phải đối diện với các thách thức không hề dễ dàng.

Để phát triển bền vững thương hiệu nói riêng, và ngành thực phẩm, đồ uống nói chung, các thương hiệu Việt cần phải đảm bảo chất lượng tốt nhất cho sản phẩm cũng như dịch vụ của mình. Thực tế cho thấy là ngành thực phẩm và đồ uống ở Việt Nam ngày nay đang phải đối diện với những nguy cơ về an toàn vệ sinh và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Hãy nâng cao ý thức và thái độ đối với các sản phẩm, dịch vụ mà mình kinh doanh, bởi đó sẽ là con đường ngắn nhất dẫn đến sự phát triển bền vững. Đứng trước thách thức này, Viểt Nam cần nhanh chóng giải quyết triệt để nhằm giúp cho ngành F&B được phát triển bền vững hơn.

Tags:
Thị trường F&B Việt có thu hút nhà đầu tư nước ngoài?
4.6 (656 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN