Xây dựng thương hiệu bằng ... văn hóa kỷ luật

Một phương pháp mang tầm chiến lược có khả năng xây dựng thương hiệu đó chính là hình thành văn hóa kỷ luật. Hãy cùng Hoteljob.vn tìm hiểu điều này thông qua bài viết sau đây:

Văn hóa kỷ luật để tạo dựng niềm tin

Việc xây dựng văn hóa kỷ luật trong thương hiệu chính là sự cam kết và đảm bảo niềm tin đối với khách hàng của thương hiệu mình. Lòng tin luôn là điều rất khó chinh phục và cần phải trải qua thời gian lâu dài mới có thể hình thành nên, chắc chắn không phải một sớm một chiều có thể làm được. Điều này tạo ra cơ hội nhưng cũng là thách thức lớn đối với các thương hiệu.

Câu chuyện về lời xin lỗi toàn thế giới một cách công khai của Công ty Akagi (Nhật Bản) về việc tăng giá bán kem Gari Gari Kun từ 60 yen lên 70 yen đã khiến cho các khách hàng cảm kích và khâm phục. Nhưng ngược lại những thương hiệu lớn lại làm việc sai lầm và không có bất cứ lời xin lỗi nào, điển hình là những thương hiệu thực phẩm tại Việt Nam đang buôn bán thực phẩm bẩn và không thể đảm bảo chất lượng ngành hàng của mình, khiến cho đại đa số người tiêu dùng, không chỉ ở Việt Nam, cảm thấy hoang mang, thất vọng và mất niềm tin tột độ.

Phương pháp xây dựng văn hóa kỷ luật trong thương hiệu

Văn hóa này là sự đóng góp chung của tất cả mọi người, từ nhân viên cho đến lãnh đạo bộ máy đều hiểu rõ những trách nhiệm quan trọng của mình, từ đó thể hiện sự cam kết chân thực nhất với những hoạt động của mình, bất kể khi nào cũng có được giá trị lòng tin tuyệt vời hơn bất cứ chiến dịch quảng cáo, Marketing nào.

Đặc biệt là trong thời buổi thông tin đa chiều và dễ dàng tiếp cận người dùng mỗi ngày, lời cam kết của những thương hiệu sẽ chỉ là cơn gió thoảng nếu như không có hành động thiết thực, và phương án thực hiện hiệu quả. Đố là vấn đề về giá cả, luôn được đảm bảo thông báo một cách chân thành, trực diện và thẳng thắn đến khách hàng, làm sao cho thương hiệu trở nên đáng tin cậy hơn bao giờ hết.

Sự kiên quyết cũng như tính kỷ luật cao đã cho thấy sự thành công của các thương hiệu Nhật Bản, hay các thương nhân Do Thái, luôn tôn trọng cam kết và thực hiện đúng thỏa thuận. Từ đó, doanh nghiệp Việt đã có tấm gương sáng để hướng đến tương lai tươi sáng cũng như trường tồn, bền vững cho thương hiệu của mình. Hơn bao giờ hết, mỗi người trong một công ty, hay một thương hiệu đều cần phải hiểu được trách nhiệm của bản thân. Từ đó ý thức tốt hơn trong việc thực hiện trách nhiệm, làm sao để góp phần hiệu quả nhất cho công ty mà vẫn đảm bảo thực hiện một cách chân thành và tận tâm nhất.

Tags:
Xây dựng thương hiệu bằng ... văn hóa kỷ luật
4.2 (082 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN