Vietnam Airlines “bắt tay” Jetstar Pacific đề xuất áp sàn giá vé máy bay

Mới đây, hãng hàng không VietnamAirlines đã đưa ra ý kiến tương tự Jetstar Pacific trong việc áp dụng mức giá sàn vé máy bay và đề xuất con số 1,54 triệu đồng là mức giá vé thấp nhất cho các chặng bay nội địa.

Vietnam Airlines “bắt tay” Jetstar Pacific đề xuất áp sàn giá vé máy bay

Ảnh nguồn Internet

Quan điểm của Vietnam Airlines được đưa ra khi góp ý về khung giá vé máy bay của Bộ Giao thông vận tải. Theo đó, dựa trên những phân tích về chi phí của một chuyến bay, hãng đề xuất mức giá vé sàn thấp nhất đối với chặng bay nội địa là 1,54 triệu đồng và mức giá trần cao nhất là 4,2 triệu đồng. Theo những tính toán của Vietnam Airlines, nếu áp dụng mức giá sàn và tăng giá vé 5% so với hiện tại thì sau 1 năm thực hiện doanh thu sẽ tăng khoảng 2.500 tỷ đồng.

Đề cập đến việc tăng mức giá vé trần, hãng lý giải là do giá nhiên liệu và tỷ giá USD đang có chiều hướng tăng, khiến chi phí bình quân trên mỗi ghế cao hơn so với thời điểm tháng 9/2015. Bên cạnh đó, Vietnam Airlines cũng đang tiến hành đầu tư đội tàu bay mới, đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ đạt tiêu chuẩn 4 sao và đang có kế hoạch triển khai khoang dịch vụ phổ thông đặc biệt. Vì thế mà hãng cho rằng việc áp dụng giá sàn ở mức hơn 30% so với giá trần và điều chỉnh tăng giá trần là hợp lý.

Trước khi có ý kiến của Vietnam Airlines, hãng hàng không Jetstar Pacific cũng kiến nghị áp dụng mức giá sàn từ 600.000 – 1.200.000 đồng tùy chặng bay. Tuy nhiên, Vietjet Air không đồng tình với những đề xuất này và cho rằng: việc áp dụng mức giá sàn không phù hợp với quy định của Luật cạnh tranh 2014, làm hạn chế cơ hội cạnh tranh của các hãng hàng không giá rẻ với lợi thế giảm giá thành dịch vụ, tạo sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các hãng hàng không.

Lịch sử thế giới cũng đã từng ghi nhận những tác động tiêu cực từ việc áp sàn giá vé. Trong giai đoạn 1938 – 1978, trước tình hình bùng nổ của ngành hàng không ở Mỹ với sự xuất hiện của nhiều máy bay phản lực có thể chở khách với số lượng lớn, các hãng hàng không của Mỹ bị Cục hàng không dân dụng Mỹ - CBA áp sàn giá vé. Điều này đã làm phát sinh sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các hãng hàng không và kìm hãm sự phát triển của thị trường hàng không nước này.

Xem thêm: Đã mắt với những món ăn của top 10 hãng hàng không tốt nhất thế giới

Việc áp sàn giá vé của CBA không chỉ gây ra lãng phí mà còn khiến cho nhiều hãng hàng không giá rẻ của Mỹ trong giai đoạn này “không thể sống nổi” do không thể phát huy được những ưu thế cạnh tranh về giá. Trong 40 năm áp sàn giá vé, có đến 6 hãng hàng không giá rẻ của Mỹ đã bị phá sản, đến năm 1978 chỉ còn 10 hãng hàng không của Mỹ còn tồn tại.

Cũng trong giai đoạn 1938 - 1978, nước Mỹ có đến 79 đơn vị có nhu cầu thành lập hãng hàng không mới. Tuy nhiên các nhu cầu này không được CBA chấp thuận vì yêu cầu về mức giá sàn vé và những đòi hỏi về chất lượng dịch vụ quá cao. Sau khi quy định này được tháo bỏ vào năm 1978, thị trường hàng không Mỹ đã bùng nổ trở lại, tạo cơ hội cho nhiều người dân Mỹ được tiếp cận với dịch vụ hàng không.

Trở lại với vấn đề của Việt Nam, trước khi các hãng hàng không đưa ra ý kiến, Cục hàng không Việt Nam đã đưa ra đề xuất tăng từ 7 – 16% đối với giá trần vé hạng phổ thông, tương ứng với mức tăng từ 110.000 – 600.000 tùy theo từng chặng bay. Đề xuất này được đề cập trong dự thảo về mức giá tối đa khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách hạng vé phổ thông cơ bản trên các đường bay nội địa.

Ông Lại Xuân Thanh – đại diện Cục hàng không Việt Nam cho biết, hiện cơ quan này vẫn đang tiếp thu các ý kiến phản hồi, đóng góp về dự thảo khung giá vé máy bay, còn việc đề xuất áp dụng mức giá sàn là ý kiến từ các doanh nghiệp hàng không và Cục vẫn chưa có bất kỳ một văn bản nào trình Bộ Giao thông vận tải về vấn đề áp sàn giá vé đối với các chặng bay nội địa.

Xem thêm: Tự hào, xúc động lắm, Hàng Không Quốc gia Việt Nam!

Ms.Smile

Tags:
Vietnam Airlines “bắt tay” Jetstar Pacific đề xuất áp sàn giá vé máy bay
4.0 (730 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN