Việt Nam thu về hơn 500.000 tỷ đồng một năm từ kinh doanh Du lịch Khách sạn

Theo thống kê của Grant Thornton Việt Nam, năm 2017, ngành Du lịch Khách sạn nước ta thành công vượt bật khi thu về 510.900 tỷ đồng, tăng 27,78% so với năm 2016.

việt nam thu về hơn 500.000 tỷ đồng từ kinh doanh du lịch khách sạn

Du lịch khách sạn Việt Nam đang có nhiều tiềm năng và triển vọng để phát triển trong nhiều năm tới

Năm 2017, ngành du lịch khách sạn Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ

Kết quả khảo sát ngành dịch vụ khách sạn và nghỉ dưỡng cao cấp tại Việt Nam năm 2018 được công ty Grant Thornton Việt Nam (đơn vị cố vấn tài chính, cung cấp dịch vụ thuế, kiểm toán cho doanh nghiệp) kết thúc vào tháng 3 hàng năm cho thấy nhiều dấu hiệu tăng trưởng mạnh mẽ của lĩnh vực kinh doanh du lịch khách sạn. Cụ thể:

- Về ngành du lịch nói chung

  • Năm 2017, ngành du lịch khách sạn Việt Nam đã đóng góp cho nền kinh tế chung mức doanh thu vào khoảng 510.900 tỷ đồng, tăng 27,78% so với năm ngoái (khoảng 215.000 tỷ đồng, chiếm 4,6% tổng GDP), con số này được kỳ vọng sẽ tăng khoảng 6,2% trong năm 2018 và tiếp tục tăng trung bình khoảng 6,1% mỗi năm tiếp theo cho tới năm 2028 (nguồn: hội đồng du lịch và lữ hành thế giới).
  • Thêm nữa, tốc độ tăng trưởng vượt bật của ngành du lịch khách sạn trong năm 2017 giúp Việt Nam trở thành điểm đến du lịch hàng đầu Đông Nam Á; là quốc gia tăng trưởng nhanh nhất châu Á và nhanh thứ 6 trên toàn thế giới (nguồn: báo cáo của Tổ chức Du lịch thế giới)
  • Thống kê từ tổ chức này cũng cho biết, năm 2017, tổng lượt khách đến Việt Nam đạt 86 triệu lượt, tăng 19% so với năm 2016 (khoảng 72 triệu lượt); trong đó lượng khách nội địa tăng 18% (chủ yếu là tầng lớp trung lưu) và khách quốc tế đến tăng 29%, dẫn đầu là khách Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản; ngoài ra còn có Đài Loan, Thái Lan, Malaysia,…

việt nam thu về hơn 500.000 tỷ đồng từ kinh doanh du lịch khách sạn

Năm 2017, ngành du lịch khách sạn đóng góp cho nền kinh tế khoảng 510.900 tỷ đồng, tăng 27,78% so với năm ngoái

- Về kinh doanh khách sạn

  • Năm 2017, cả nước có thêm 79 khách sạn cao cấp (3-5 sao) mới được đưa vào hoạt động, trong đó có 10 khách sạn 5 sao với 101.400 phòng thêm mới, đưa tổng số phòng năm 2017 tăng thêm 10% so với năm 2016, tăng số lượng phục vụ nhu cầu khách lưu trú; ngoài ra, sự xuất hiện của hàng loạt các khách sạn tư nhân 1,2 sao, homestay, villa, dorm,… cũng góp phần vào sự tăng trưởng của ngành.
  • Theo thống kê, giá phòng bình quân tại các khách sạn 4 sao vào khoảng 75,2 USD/ đêm, tăng 1%; giá phòng khách sạn 5 sao khoảng 107,6USD/ đêm, tăng 4,2% so với năm 2016; đưa doanh thu trên số phòng sẵn có (RevPar) của các khách sạn tăng thêm 7,6% cho hạng 4 sao và 10,2% cho hạng 5 sao; trong đó khu vực Trung bộ có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất (khoảng 7,5%), tiếp đến là khu vực phía Bắc (6,4%) và khu vực phía Nam (2,2%).

Vậy yếu tố nào thúc đẩy kinh doanh du lịch khách sạn Việt Nam tăng tốc?

Theo ông Frank Sorgiovanni – GĐ nghiên cứu thuộc Tập đoàn khách sạn JLL, có nhiều nguyên nhân khiến ngành du lịch khách sạn Việt Nam thắng lớn trong năm 2017, trong đó 3 con át chủ bài tạo nên sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành này chính là sự đột phá trong công nghệ, cơn lốc khách du lịch nội địa và nền ẩm thực phong phú đặc sắc. Cụ thể:

việt nam thu về hơn 500.000 tỷ đồng từ kinh doanh du lịch khách sạn

Sự đột phá trong công nghệ, cơn lốc khách du lịch nội địa và nền ẩm thực đặc sắc là 3 con át chủ bài giúp ngành du lịch khách sạn Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ

  • Được biết, năm 2017, hàng loạt khách sạn 4,5 sao áp dụng công nghệ số vào hoạt động kinh doanh trong thời đại 4.0 từ dịch vụ đặt phòng, đặt tour trực tuyến đến áp dụng phần mềm thông minh vào quản lý khách sạn; đồng thời gần 90% các khách sạn hiện nay cho rằng việc tích hợp công nghệ số vào dịch vụ khách sạn sẽ làm thay đổi thị trường khách sạn Việt Nam trong tương lai.
  • Kinh tế phát triển, đời sống nâng cao cùng nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng tăng nhanh của phần lớn khách du lịch trong nước cũng góp phần vào sự tăng trưởng của ngành du lịch khách sạn, trong đó tầng lớp trung lưu chiếm số lượng nhiều nhất và được kỳ vọng sẽ tăng 18% cho đến năm 2020. Cũng theo JLL, sự phục hồi của ngành công nghiệp Việt Nam sẽ góp phần thúc đẩy nhu cầu khách sạn trên cả nước tăng mạnh.
  • Ẩm thực Việt Nam luôn được du khách quốc tế yêu thích và tạo được điểm nhấn để họ quay trở lại nhiều lần, nhất là khách châu Á. Do đó, không khó hiểu khi Việt Nam trở thành điểm đến du lịch lý tưởng của những người “sành ăn” với vô vàn đồ ăn, thức uống ngon miệng - lạ mắt cùng cảnh quan tuyệt đẹp.
  • Ngoài ra, việc áp dụng chính sách miễn thị thực, mở mới nhiều đường bay cùng những nỗ lực trong hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và dịch vụ, không ngừng quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam ra thế giới cũng góp phần gia tăng sức hấp dẫn của nước ta đến du khách quốc tế.

Du lịch khách sạn Việt Nam đang thực sự cho thấy tiềm năng phát triển vượt bậc trong hiện tại và tương lai. Bằng chứng là trong năm 2018, nước ta đặt mục tiêu thu hút khoảng 15-17 triệu lượt khách du lịch quốc tế nhưng chỉ mới 6 tháng đầu năm, cả nước đã đón gần 8 triệu lượt khách, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2017. Điều này cho thấy tín hiệu đáng mừng về mức tăng trưởng GDP đóng góp vào nền kinh tế của ngành du lịch khách sạn Việt Nam trong năm 2018 sẽ tiếp tục tăng cao.

Xem thêm: DỊCH VỤ LƯU TRÚ, ĂN UỐNG TẠI VIỆT NAM ĐẠT 45,1 NGHÌN TỶ ĐỒNG DOANH THU CHỈ TRONG THÁNG 1/ 2018

​Ms. Smile

Tags:
Việt Nam thu về hơn 500.000 tỷ đồng một năm từ kinh doanh Du lịch Khách sạn
4.7 (997 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN