Tản mạn: so sánh nhân viên phục vụ Bắc – Nam

Chắc hẳn, sẽ có rất nhiều độc giả sẽ cau mày vì cái tiêu đề mang đậm tính chất “phân biệt vùng miền” này. Tại sao lại so sánh Bắc – Nam? Mỗi nơi đều có cái xấu cái tốt riêng, cớ gì bắt tôi phải bắt chước theo cung cách làm việc ở đó? Tôi thấy tôi ổn, nhà hàng của tôi ổn,… Trước tiên, hãy tạm thời ngừng những suy nghĩ và sự tự ái ấy lại một chút để cùng đọc bài viết bên dưới đã nhé.

Có một sự thật khá buồn là khi được đề nghị so sánh ngành dịch vụ của nói chung, và đặc biệt là nghề phục vụ ở miền Bắc với miền Nam thì phải tới 11/10 người không ngại ngần mà khẳng định rằng: miền Bắc thua xa! Đây là đánh giá hoàn toàn khách quan, của những vị khách đã từng đi dọc đất nước, thậm chí là của cả những người ngoại quốc mới đến Việt Nam lần đầu.

Ở bài viết này, tôi xin phép chỉ nói về một khía cạnh nhỏ của nghề dịch vụ: nghề phục vụ nhà hàng. Vậy vì đâu nên nỗi? Lí do gì khiến cho nghề phục vụ ở miền Bắc kém phát triển hơn so với người anh em ở phía Nam Tổ quốc như thế? Nếu như phục vụ trong miền Nam được đánh giá là nhiệt tình, chuyên nghiệp, thân thiện và cởi mở thì ngoài Bắc, những câu chuyện như “cháo chửi”, như “phở quát” đã không còn là chuyện quá hiếm.

Có rất nhiều lí do dẫn tới hệ quả chung như trên:

Nghề phục vụ trong con mắt của xã hội

Trước hết, nói về địa vị nghề trong xã hội. Nếu như ở miền trong, nghề phục vụ được coi là một nghề bình đẳng trong xã hội giống như bao nghề khác thì ở ngoài Bắc, đây lại không được coi là một nghề đáng để phấn đấu và theo đuổi. Chính vì vậy, cái nhìn và đánh giá đối với nghề này cũng sẽ khác. Đây chính là điểm sai lầm dẫn tới định kiến nặng nề, là làm phục vụ làm đi làm kẻ hầu người hạ, giống như đi giúp việc cho người khác. Ngay cả với các bạn trẻ đi làm, cũng không hề mặn mà với nghề này cả. Hầu như chỉ tìm đến công việc này như một công việc tạm thời chứ không hề có ý định làm lâu dài.

Ảnh hưởng từ khách hàng

Bên ngoài xã hội đã vậy, môi trường làm việc cũng không khá khẩm hơn. Trong các nhà hàng tại miền Bắc, nhân viên phục vụ là hiện thận của “nhân viên hầu hạ” một các đúng nghĩa trong mắt của các thực khách. Thậm chí từng xuất hiện những câu chuyện kiểu như 2 mẹ con cùng đi nhà hàng, người mẹ đã chỉ ngay vào người phục vụ để đe đứa con của mình rằng: “Nếu như con không chịu khó học thì sau này sẽ giống như cô này”. Ngoài ra, các vị khách miền Bắc cũng phần nào “khó tính” hơn và thường thích không gian thoải mái, riêng tư, chỉ khi nào cần mới gọi chứ không thích nhân viên phục vụ đứng “kè kè” ngay bên cạnh.

Những lí do trên làm ảnh hưởng không nhỏ tới thái độ phục vụ của các nhân viên. Lẽ dĩ ngẫu là khi được tôn trọng, họ sẽ tự tin hơn với nghề nghiệp của mình và làm việc sẽ hăng say, nhiệt tình và tinh tế trong khâu chăm sóc khách hàng hơn.

Do sự lệch lạc trong suy nghĩ của các nhân viên phục vụ

Đặc biệt, xuất phát ngay từ chính tâm lý của của người phục vụ đã không coi khách hàng là thượng đế. Tôi từng được nghe một quản lý nhà hàng tại Hà Nội chia sẻ: “Mình nhận được sự phàn nàn rắng ý thức về chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng của nhân viên miền bắc quá yếu. Nhân viên của tôi đã phản ứng rất mạnh mẽ và nhiều người trong số họ cho rằng "Họ là nhân viên bán hàng chứ ko phải là người giúp việc (Osin), dù có trả lương 6-10trđ thì họ cũng không chấp nhận làm" khi được hướng dẫn là mỗi nhân viên phải luôn coi khách hàng là thượng đế, phải cúi chào khách, thậm chí phải hướng dẫn khách tận tình vào nhà vệ sinh khi khách có nhu cầu, phải xả nước toilet giúp khách nếu cần thiết.”

Vậy giải pháp cho vấn đề này là gì? Đa số các nhà quản lý đều cho rằng phải quán triệt ngay tư tưởng “khách hàng là thượng đế” cho nhân viên ngay từ khi training. Hoặc chỉ ra chân lý đơn giản: Khách hàng mới là người trả lương. Điều này đồng nghĩa với việc, no customer- no money- no pay check. Từ đó, các nhân viên phục vụ phải có cách để tự điều chỉnh thái độ trong công việc của mình.

Tags:
Tản mạn: so sánh nhân viên phục vụ Bắc – Nam
4.8 (358 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN