Trách nhiệm của một quản lý nhà hàng chuyên nghiệp là gì ?

Để nhà hàng hoạt động suôn sẻ và hiệu quả cần có những người quản lý tài năng. Dù họ không phải là ông chủ, không phải là đầu bếp chính nhưng họ giữa một vai trò rất quan trọng quyết định sự thành bại của một nhà hàng. Vậy trách nhiệm của một quản lý nhà hàng chuyên nghiệp là gì ?

Quản lý nhân viên.

Quản lý nhà hàng thường phải đảm nhận các công việc tuyển dụng, đào tạo, phân chia công việc hợp lý cho nhân viên đồng thời quản lý, đánh giá họ trong quá trình họ làm việc tại nhà hàng. Đối với những nhà hàng lớn, đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao thì người quản lý còn cần có thêm trợ lý để phân chia bớt công việc với họ.

Lúc này tất cả nhân viên bắt buộc phải tuân theo những quy định rất nghiêm ngặt đã đặt ra từ trước. Trong quá trình phục vụ phải đặt sự hài lòng của khách hàng lên trên hết. Người quản lý giỏi phải quản lý tốt nhân viên của mình. Không cho phép họ có sai sót và phải có mặt ngay lập tức khi xẩy ra các sự cố.

Ngoài ra người quản lý cùng cần đảm nhận vai trò khích lệ nhân viên làm việc, thưởng phạt hợp lý, hòa giải các mẫu thuẫn xẩy ra giữ các nhân viên với nhau. Để họ làm việc một cách vui vẻ và trách nhiệm cho không phải bị ép buộc.

quản lý nhà hàng
Quản lý nhà hàng có trách nhiệm quản lý công việc của nhân viên thật tốt

 

Chăm sóc khách hàng.

Người quản lý nhà hàng giỏi không chỉ quản lý tốt nhân viên của mình. Mà họ cần có kỹ năng chăm sóc khách hàng thật tốt. Đối với những khách hàng quen thuộc, họ phải nắm rõ thói quen và khẩu vị của khách. Đảm bảo mỗi lần thực khách đến đều được thưởng thức những món ăn ngon nhất, được phục vụ bởi những nhân viên chuyên nghiệp nhất. Quản lý nhà hàng cũng cần xuất hiện kịp thời để xử lý các khiếu nại của khách hàng nếu có. Làm sao để nhà hàng không mất đi những khách hàng này ? Làm sao để số lượng khách hàng quay lại nhà hàng càng nhiều càng tốt ? Đây là những câu hỏi mà người quản lý phải trả lời.

Phối hợp với nhà bếp.

Tại những nhà hàng lớn, nhà bếp thường do bếp trưởng quản lý. Người quản lý nhà hàng thường không phụ trách khu vực này. Nhưng sự phối hợp với bếp trưởng và những nhân viên khác trong nhà bếp phải chặt chẽ. Có như vậy mới đảm bảo phục vụ khách hàng tốt nhất. Từ món ăn, tốc độ lên món, yêu cầu đặc biệt của khách hàng, khẩu vị của mỗi vị khách cần được trao đổi nhanh chóng và thường xuyên. Thông tin truyền tải giữ các bên phải nhịp nhàng và chính xác và không có chỗ cho sự sai sót.

quản lý nhà hàng
Quản lý nhà hàng cần phối hợp với đầu bếp để mang lại cho thực khách những món ăn ngon nhất

Quản lý nhập xuất thực phẩm, nguyên liệu

Quản lý nhà hàng có thể phải cùng với đầu bếp quản lý các vấn đề liên quan đến nhập xuất các loại thực phẩm để chế biến trong nhà hàng mỗi ngày. Nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm phải rõ ràng, cụ thể. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm phải đảm bảo. Việc bảo quản và lưu trữ các loại hồ sơ liên quan phải đúng theo quy định. Người quản lý chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng khi họ tiến hành các cuộc kiểm tra liên quan đến nhà hàng.

Quản lý các tài sản của nhà hàng

Dù nhà hàng có kế toán hay không thì quản lý nhà hàng cũng phải quản lý các tài sản của nhà hàng. Xử lý các vấn đề liên quan đến những tài sản này. Đề xuất sửa chữa, thay mới với chủ nhà hàng khi cần thiết hoặc nhiều khi người quản lý có thể quyết định các vấn đề nhỏ. Tùy theo cách quản lý của từng nhà hàng khác nhau.

Và một số vấn đề khác.

Nói chung quản lý nhà hàng có trách nhiệm để nhà hàng hoạt động suôn sẻ và kinh doanh hiệu quả nhất. Nên những vấn đề liên quan đến nhà hàng thì người quản lý đều phải quan tâm.

Tags:
Trách nhiệm của một quản lý nhà hàng chuyên nghiệp là gì ?
4.7 (987 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN