8+ cách xây dựng tinh thần làm việc nhóm khu vực bếp nhà hàng

Để tạo nên những món ăn độc đáo, thú vị, gây ấn tượng đặc biệt với thực khách, không thể thiếu vai trò của từng đầu bếp, phụ bếp cũng như sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý của các thành viên này. Vậy làm thế nào để gia tăng tinh thần làm việc nhóm trong khu vực bếp chuyên nghiệp, hiệu quả hơn? Cùng đọc ngay bài viết dưới đây của Hoteljob.vn để hiểu rõ hơn nhé.

8+ cách xây dựng tinh thần làm việc nhóm ở khu vực bếp nhà hàng

Vì sao phải xây dựng tinh thần làm việc nhóm khu vực bếp nhà hàng?

Làm việc nhóm là tập hợp những người có kỹ năng tương đồng hoặc hỗ trợ nhau trong quá trình làm việc nhằm hoàn thiện mục tiêu chung dưới sự dẫn dắt, hướng dẫn, lãnh đạo của trưởng nhóm. Cụ thể, ở khu vực bếp nhà hàng cần xây dựng tinh thần làm việc nhóm vì những nguyên nhân sau đây:

- Trong khu vực nhà bếp cần có sự có mặt đầy đủ của đầu bếp, phụ bếp ở các vị trí khác nhau. Nếu không có hoặc thiếu, các vị trí khác sẽ phải kiêm luôn những công việc khác và khó lòng chuyên tâm làm tốt nhiệm vụ chính. Vì thế, bếp trưởng hay những người đứng đầu trong khu vực bếp cần thúc đẩy tinh thần làm việc nhóm giữa cá nhân.

- Tương tự như việc chơi thể thao, trong nhà bếp các thành viên sẽ phối hợp và gắn bó với nhau để hoàn thành nhiệm vụ chung. Thành công của một tổ chức không phải chỉ do sự xuất sắc của riêng cá nhân nào mà còn đến từ cách mọi người hợp tác, làm việc với nhau. Xây dựng tinh thần làm việc nhóm góp phần thúc đẩy bộ phận bếp đạt kết quả công việc tốt nhất.

- Tìm kiếm đầu bếp giỏi không khó, quan trọng là sàng lọc những người có tinh thần làm việc tập thể cao. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với bất kỳ vị trí nhân viên nào trong khu vực bếp chuyên nghiệp mà chủ nhà hàng, khách sạn cần quan tâm.

- Tinh thần làm việc nhóm trong khu vực bếp giúp các thành viên dễ dàng vượt qua khó khăn của công việc và hoàn thiện món ăn nhanh chóng nhất. Nếu một trong số đầu bếp bàng quang, chỉ làm mỗi việc bản thân mà không quan tâm đến nhiệm vụ chung của nhóm, dẫn đến cuối cùng, kết quả không hiệu quả cao như mong đợi.

Vì thế, người đứng đầu gian bếp phải biết cách gắn kết xây dựng tinh thần làm việc nhóm hiệu quả giữa các thành viên trong tập thể. Không chỉ giúp mỗi cá nhân hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt hơn mà còn hỗ trợ phát triển, nâng cao trình độ năng lực tốt hơn.

Cách xây dựng tinh thần làm việc nhóm khu vực bếp nhà hàng

Bất kỳ nhà bếp nào cũng đòi hỏi nhân viên có tố chất kinh nghiệm cùng khả năng phối hợp với tập thể tốt. Tuy nhiên, không phải người bếp trưởng hay đầu bếp, phụ bếp,... nào cũng biết cách xây dựng tinh thần làm việc nhóm ở khu vực này một cách chuyên nghiệp, dễ dàng. Cùng Hoteljob.vn tham khảo ngay các gợi ý bên dưới giúp người lãnh đạo hoặc từng cá nhân biết cách thúc đẩy hoạt động nhóm hiệu quả tại khu vực bếp nhà hàng, khách sạn:

- Tin tưởng vào lãnh đạo, đồng nghiệp

Thiếu sự tin tưởng giữa đồng nghiệp với nhau sẽ khó lòng gắn kết thành viên trong một đội nhóm, đặc biệt là khu vực bếp nhà hàng, khách sạn. Các nhân sự đầu bếp, phụ bếp ãy luôn tin rằng các cá nhân đang hỗ trợ, giúp đỡ và đồng hành cùng nhau để hoàn thành công việc một cách tốt hơn. Hơn nữa, hãy luôn đặt lòng tin vào người lãnh đạo - bếp trưởng, bếp phó tại khu vực bếp sẽ luôn đưa ra các phán đoán, hướng dẫn và tương trợ kịp thời cho bạn.

- Tôn trọng lẫn nhau

Muốn các đầu bếp làm việc nhóm hiệu quả cần có sự tôn trọng hòa đồng lẫn nhau. Mỗi thành viên đều đóng vai trò, nhiệm vụ quan trọng đối với kết quả đạt được của khu vực nhà bếp. Vì thế, mỗi người đều phải luôn thể hiện tinh thần tôn trọng những trách nhiệm của đồng nghiệp và sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp vấn đề để khu vực bếp làm việc hiệu quả hơn.

- Truyền đạt thông tin nhất quán, chính xác

Nguyên tắc làm việc nhóm ở nhà bếp thành công là tất cả thông tin phải được truyền đạt một cách nhất quán, chính xác, đầy đủ, kịp thời ở tất cả bộ phận đầu bếp từ trên xuống và từ dưới lên. Đây là yếu tố quan trọng giúp hạn chế tình trạng hoang mang, nhầm lẫn thông tin dẫn đến các đầu bếp, phụ bếp thực hiện gây ra kết quả thiếu sót, sai lầm,...

- Khóa học đào tạo, nâng cao kỹ năng

Một khu vực bếp giỏi là khi từng đầu bếp có trình độ kỹ thuật phát triển lên từng ngày, một cách đồng đều. Vì thế, các khóa đào tạo, nâng cao kinh nghiệm, kỹ năng là cơ hội để trau dồi kiến thức, nâng cấp năng lực chuyên môn cho từng đầu bếp, phụ bếp, góp phần thúc đẩy hiệu quả làm việc của khu vực bếp tốt hơn trong tương lai.

- Không đổ lỗi trách nhiệm của riêng ai

Kết quả tốt hay xấu đều là thành quả của toàn bộ khu vực bếp nên bất kỳ cá nhân nào hoặc ngay cả lãnh đạo cũng không thể đổ lỗi trách nhiệm cho ai. Hãy thử nhìn vào những đội nhóm thường xuyên đạt thành tích cao, sẽ thấy rất ít khi nào có hiện tượng đổ lỗi cho đồng đội. Nếu thất bại thì tất cả thành viên đều sẽ tự an ủi nhau cố gắng vượt qua và giải quyết tình huống. Nếu không ai đứng ra gánh trách nhiệm, cá nhân có thể tự nhận lỗi cho bản thân.

- Luôn chia sẻ kiến thức cho nhau

Một tập thể bếp thành công là khi những thành viên thường xuyên chia sẻ kiến thức, thành công, niềm vui, nỗi buồn, cơ hội làm việc,... cho nhau. Điều này giúp gắn kết giữa các thành viên với nhau và nâng cao trình độ kinh nghiệm cho những thành viên khác trong khu vực bếp tại nhà hàng, khách sạn.

8+ cách xây dựng tinh thần làm việc nhóm ở khu vực bếp nhà hàng

- Chia sẻ, động viên, an ủi

Muốn tinh thần làm việc nhóm ở khu vực bếp tốt hơn, mỗi cá nhân nên khuyến khích, chia sẻ, động viên, an ủi lẫn nhau, nhất là những giai đoạn khó khăn của công việc. Bởi lẽ chỉ cần một cái vỗ nhẹ cũng đủ khiến các thành viên khác có thêm động lực để tiếp tục cố gắng.

- Siêng năng, không ngừng nỗ lực hết mình

Tất cả đầu bếp trong khu vực đều đang làm việc hết mình vì thế chẳng có lý do gì bạn lại “ngồi không rảnh rỗi”. Đặc biệt, sự siêng năng, cần cù là một trong những yếu tố giúp cá nhân thành công hơn và tổ chức đạt kết quả xuất sắc. Do đó, mỗi đầu bếp nên không ngừng nỗ lực hết mình, phát triển năng lực bản thân tốt hơn để khích lệ cả nhóm vươn lên.

Trên đây là những bí kíp xây dựng tinh thần làm việc nhóm trong khu vực bếp chuyên nghiệp. Bên cạnh kỹ năng này, ứng viên cần trau dồi thêm các năng lực khác để có thể dễ dàng tìm kiếm được công việc bếp phù hợp và nhanh chóng chiếm được thiện cảm của nhà tuyển dụng.

Ms. Smile (Tổng hợp)

Tags:
8+ cách xây dựng tinh thần làm việc nhóm khu vực bếp nhà hàng
4.6 (276 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN