Làm dịch vụ khách sạn nên biết “cúi đầu”!

Nghe có vẻ nhận nghề thấp kém nhưng bản chất ngành dịch vụ, khi phục vụ khách thì đừng nói nhân viên, đến cả chủ cũng nên “cúi đầu”. Hành động này không khiến ai bị “mất giá” cả mà ngược lại, còn giúp họ nhận về những kỳ vọng đặt ra, thậm chí vượt ngoài mong đợi…

làm dịch vụ khách sạn nên biết "cúi đầu"

Ai làm nghề khách sạn mà chả phải “cúi đầu”

Dễ dàng và thường xuyên bắt gặp hình ảnh nhân viên khách sạn - nhà hàng đặt một tay lên ngực trái hoặc đan hai tay vào nhau đặt ngang hông rồi nhẹ nhàng khom lưng, cúi nhẹ đầu chào khách. Doorman, Lễ tân khách sạn, Hostess nhà hàng hay thậm chí đến bảo vệ, an ninh hoặc bất kỳ nhân viên ở mọi vị trí đều có thể được quy định phải cúi chào khi gặp và phục vụ khách. Đây được xem như chuẩn mực ngành, thể hiện sự chào đón lịch sự và chân thành, thân thiện và hiếu khách…

Hành động cúi đầu chào “thượng đế” đúng cho cả nghĩa đen (một động tác khom lưng, đầu cúi nhẹ) lẫn nghĩa bóng (hạ thấp cái tôi, coi khách là trung tâm, là thượng đế để phục vụ).

Nhiều người nghĩ mình giỏi hoặc lòng tự trọng quá cao nên “bật” lại khách, gây sự với đồng nghiệp hay cãi nhau với sếp vì cho rằng mình đúng, mình bị ức hiếp, cô lập. Thế nhưng, dù cho có đúng là như thế thì sự thể hiện đó chỉ cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp trong giao tiếp ứng xử và làm việc của bạn, kiểm soát và điều tiết cảm xúc kém, cái tôi ngông cùng suy nghĩ cạn, hành động bồng bột, bộc phát… Nó sẽ chẳng mang lại kết quả tốt hay khiến sự việc phát triển theo hướng tích cực lên mà thay vào đó, hệ quả chắc bạn cũng có thể nhìn ra hoặc suy ngẫm được sau khi gây chuyện.

Lễ tân A lúc nào cũng thấy nụ cười duyên dáng hiện hữu trên môi, gương mặt sáng được trang điểm nhẹ nhàng và đầy sức sống, nói chuyện từ tốn, lịch sự, luôn nhanh nhảu cúi đầu chào khách mỗi khi gặp, bất kể sáng sớm hay đêm muộn… Nhiều người bảo cô “được việc”, số khác lại nói cô thảo mai, diễn giỏi. Sao cũng được, miễn không ảnh hưởng đến công việc của ai, không làm xấu hình ảnh khách sạn, không khiến khách khó chịu hay phàn nàn… ngược lại, cô liên tục nhận được good review chỉ đích danh mình về độ chuyên nghiệp, thân thiện và niềm nở khi phục vụ khách... Đó chính là minh chứng rõ ràng cho chất lượng công việc cô mang lại.

Sai lầm lớn nhất của người phục vụ là đặt cái tôi ngông vào công việc

Cúi xuống để ngẩng đầu lên cao hơn

Hành động nhỏ nhưng mang đến hiệu quả to. Như lễ tân A ở ví dụ trên. Cái “cúi đầu” mang đến cho cô nhiều cái lợi:

- Thể hiện sự chuyên nghiệp khi làm nghề, tính quy cũ cho bản thân để luôn “10 lần như 1” phục vụ chuẩn, đối với tất cả khách hàng, không phân biệt địa vị hay giai cấp, vai vế

- Kiểm soát và điều tiết cảm xúc khi phục vụ khách, nhất là khách khó tính, thích kiếm chuyện

- Nhận sai khi phạm lỗi hoặc đôi khi chịu phần thiệt để sự cố không trở nên nghiêm trọng

- Được khách khen, đồng nghiệp mến, sếp đánh giá cao nên dễ dàng được khen thưởng, tăng lương, thăng chức

- …

Hạ cái tôi, kiểm soát được cảm xúc giúp rèn dũa bản tính, trở thành con người hoàn thiện và bản lĩnh hơn…

làm dịch vụ khách sạn nên biết "cúi đầu"
Cái "cúi đầu" chuẩn ngành

Phục vụ chuẩn Omotenashi thế nào mà 1 tháng đón 2K khách, khiến 1 khách chi 300 triệu?

​_Thy.

Tags:
Làm dịch vụ khách sạn nên biết “cúi đầu”!
4.2 (552 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN