Câu chuyện thất thoát trong nhà hàng (kỳ 2)

Luôn là vấn đề muôn thưở của các quản lý nhà hàng, đồng thời cũng là nỗi lo lắng của rất nhiều ông chủ, câu chuyện thất thoát trong nhà hàng nay đã trở thành ám ảnh với rất nhiều người. Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ đề cập nhiều hơn đến những hình thức gian lận thường thấy của các bộ phận trong nhà hàng.

Khu vực bếp

Là bộ phận trực tiếp hoàn thiện các món ăn và tạo ra sản phẩm “kiếm cơm” của toàn bộ nhà hàng, những nhân viên gian lận trong khu vực bếp chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội để thực hiện “mưu đồ” của mình. Theo đó, họ có thể áp dụng một vài hành vi như sau:

  • Nhân viên ăn bớt các đồ ăn có sẵn trong bếp
  • Bán các thực phẩm có sẵn của nhà hàng ra ngoài với giá hấp dẫn hơn
  • Liên kết với những đầu mối nguyên liệu để hét giá cao và ăn chia chênh lệch
  • Thu thập cả những mặt hàng không vê sinh để ăn bớt tiền nguyên liệu
  • Thông đống với cửa hàng gas để báo hết gas khi trong bình vẫn còn
  • Lơ là việc bảo quản thực phẩm cũng có thể gây thất thoát cho nhà hàng.

Chính vi vây, thay vì quản lý một cách hời hợt bên ngoài, các “lãnh đạo” cũng cần để tâm đến chất lượng sản phẩm bán ra cho khách hàng, đồng thời giáo dục nhân viên và chọn lựa người quản lý bếp một cách trung thực và hiệu quả. Đó sẽ là cách mang lại hiệu quả bền vững cho nhà hàng của bạn bởi bất kể nhà hàng nào muốn hoạt động lâu dài, cũng phải đảm bảo chất lượng món ăn mình bán ra, mới có thể giữ chân khách hàng được.

Khu vực kế toán, thu mua, kho tổng hợp

Nếu như nhà bếp là nơi tiêu thụ các sản phẩm của nhà hàng thì những nơi này là nơi quản lý, theo sát việc thu mua, và tổng hợp mọi thứ có trong nhà hàng.

Các kế toán gian lận có thể liên kết với nơi đầu mối mua nguyên liệu để nâng cao công nợ, đẩy sổ tiền lên cao, nhằm tạo ra chứng từ sai lệch và tự mình “đút túi” tiền riêng. Có một số thủ đoạn tinh vi hơn là tự bịa ra những nhà cung cấp ảo đề nâng giá, mua bán và hưởng lợi.

Người thu mua nếu muốn “ăn bớt” tiền của ở nhà hàng chỉ cần đòi quà của nhiều nhà cung cấp với lời hứa nhận quà sẽ cho họ quyền phân phối sản phẩm, hoặc họ hét giá cao để mua vào sản phẩm giá cao hơn thực tế, nhằm hưởng lợi cho mình.

Nhân viên quản lý kho muốn làm giảu cho bản thân chỉ cần bán giá thấp các nguyên liệu trong kho, và đút túi tiền riêng.

Những câu chuyện về thực trạng tiêu cực hy vọng sẽ là bài học bổ ích giúp các nhà hàng của bạn luôn được kiểm soát hiệu quả và thông minh hơn.

Tags:
Câu chuyện thất thoát trong nhà hàng (kỳ 2)
4.3 (083 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN