Covid-19 tác động thế nào đến hành vi du lịch của 10+ thị trường nguồn quốc tế đến Việt Nam?

Thay vì đợi đến cuối tháng 3 hay sang đầu tháng 4 mới mở cửa du lịch để đảm bảo vừa phát triển kinh tế, vừa chống dịch hiệu quả, Chính phủ cho phép du lịch Việt Nam mở cửa hoàn toàn từ 15/3 để tận dụng thời cơ, phát huy tốt nhất tiềm năng phục hồi. Tuy nhiên, kết quả ban đầu nhận được không như mong đợi khi Covid-19 đang và sẽ làm thay đổi đáng kể hành vi du lịch của du khách trên toàn cầu, trong đó có cả các thị trường nguồn quốc tế đến Việt Nam giai đoạn trước đại dịch.

covid-19 tác động thế nào đến hành vi du lịch của một số thị trường nguồn quốc tế đến việt nam
(Ảnh minh họa)

 

Vốn là ngành có tốc độ phát triển mạnh mẽ nhất trong vòng 10 năm trước khi Covid xuất hiện, song du lịch cũng là ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi dịch bệnh xảy ra. Đến mức, chính phủ buộc ra quyết định đóng cửa toàn ngành, tạm dừng nhập cảnh đối với khách quốc tế từ 22/3/2020 để chống dịch. Mãi đến năm 2021, một số hoạt động mới dần được nới lỏng và chỉ chính thức mở cửa trở lại từ 15/3/2022 cho thấy những ảnh hưởng của đại dịch là cực kỳ nghiêm trọng, tác động trực tiếp đến ngành du lịch của Việt Nam nói riêng, tình hình kinh doanh du lịch của doanh nghiệp Việt cũng như tình hình việc làm - thu nhập của lao động ngành.

Xem du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, cần tập trung phục hồi và phát triển mạnh mẽ như trước, Việt Nam đã và đang nỗ lực hết sức để thu hút khách quay trở lại, đặc biệt là các thị trường nguồn quốc tế, cả thân quen và tiềm năng. Và nghiên cứu “Tác động của đại dịch đối với hành vi du lịch của một số thị trường nguồn quốc tế của Việt Nam” do SSTP và TAB phối hợp thực hiện là nguồn tài liệu tham khảo vô cùng hữu ích, thiết thực, giúp các tổ chức và doanh nghiệp du lịch Việt Nam tìm hiểu sâu hơn về thị trường du lịch quốc tế chính của nước ta cũng như sự thay đổi trong hành vi du lịch của họ dưới tác động của đại dịch - từ đó xây dựng mới hoặc thay đổi chính sách, chương trình tiếp thị, sản phẩm du lịch phù hợp hơn nhằm thu hút du khách quốc tế quay trở lại hay lựa chọn Việt Nam làm điểm đến cho chuyến du lịch hậu Covid.

Theo đó, báo cáo “Tác động của đại dịch đối với hành vi du lịch của một số thị trường nguồn của Việt Nam” cung cấp hàng loạt thông tin hữu ích và giá trị như:

- Các xu hướng hình thành do ảnh hưởng của đại dịch

Ở phạm vi toàn cầu, sự phục hồi của ngành du lịch cho thấy một tỷ lệ lớn khách quốc tế mong muốn lại được tiếp tục đi du lịch nước ngoài khi cuộc khảo sát phát hiện ra những xu hướng mới được hình thành, như:

+ Ý định đi nước ngoài du lịch tăng cao

+ Các điểm đến phổ biến trong năm 2022

+ Quan tâm hơn đến các kỳ nghỉ dưỡng

+ Nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng biển nắng ấm và du lịch đô thị có tiềm năng cao nhất

+ Một số bất cập nhìn thấy khi

Ngoài ra, báo cáo cũng cho thấy thói quen và sở thích du lịch của khách có sự thay đổi:

+ Các chuyến đi trong ngày kết nối lại với gia đình và bạn bè

+ Khách hạng sang cũng có những chuyến đi cùng gia đình của họ

+ Tính thời vụ trong quản lý điểm đến

+ Quan điểm toàn diện về quy trình mua sản phẩm dịch vụ: khách đặt chỗ ở đâu?

+ Sau đại dịch, khách muốn thưởng thức không gian ngoài trời rộng lớn

Và nhiều thông tin hữu ích khác

- Nhu cầu du lịch ở Việt Nam

+ Các thị trường nguồn chính của Việt Nam

Thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam trước đại dịch là Trung Quốc thì nay vẫn chưa mở, bởi nước này vẫn đang theo đuổi chính sách “Không còn Covid-19” và chưa rõ khi nào khách du lịch Trung Quốc mới đi du lịch quốc tế và đến Việt Nam.

Thị trường lớn thứ hai của Việt Nam trước dịch bệnh là Hàn Quốc hiện đang phải ứng phó với làn sóng dịch mới.

Khách Nhật Bản và Đài Loan cũng chưa thấy xuất hiện nhiều.

Hoa Kỳ thì lại đưa Việt Nam vào bảng xếp hạng cấp độ 4, tương đương với cảnh báo hoàn toàn không nên đi du lịch.

Thêm nữa, cuộc xung đột với Unkraine ảnh hưởng đáng kể tới thị trường Nga - thị trường lớn thứ sáu của du lịch Việt Nam trong năm 2019, cụ thể là ảnh hưởng đến các điểm đến như Nha Trang và Mũi Né.

+ Dự báo số lượt khách đến Việt Nam

Tương ứng với 3 kịch bản về sự phục hồi của du lịch giai đoạn 2021-2023, PATA đã có bảng dự báo cụ thể về lượng khách đến Việt Nam theo các năm tương ứng. Theo đó, với giả định mức lây nhiễm thấp thì số lượt khách đến có khả năng sẽ vượt mức của năm 2019 vào năm 2023, cho tỷ lệ phục hồi đáng kỳ vọng; còn nếu giả định mức lây nhiễm trung bình thì số lượt khách chỉ có tỷ lệ phục hồi khoảng 89,5% và đạt mức 54,6% nếu giả định mức lây nhiễm cao.

+ Nhu cầu hiện nay về du lịch trực tuyến của Việt Nam

Nền tảng Google Travel Insights cho biết nguồn nhu cầu lớn nhất đối với một điểm đến nào đó. Để tìm hiểu dữ liệu về nhu cầu đi lại cho một điểm đến cụ thể, người tìm kiếm sẽ nhập quốc gia nguồn, quốc gia điểm đến và phạm vi ngày xem.

Ví dụ: nếu chọn quốc gia nguồn là “Toàn thế giới” và quốc gia đến là “Việt Nam” thì người dùng có thể xác định được nhu cầu đến từ những quốc gia nào và khách muốn đến thăm những thành phố nào nhất. Điều này có thể hỗ trợ xác định khách du lịch tiềm năng đến từ đâu và điều chỉnh các chiến dịch tiếp thị cho phù hợp.

- Hình thành hành vi du lịch của một số thị trường nguồn quan trọng

+ Các thị trường châu Âu

+ Các thị trường Mỹ, Anh, Úc, Trung Quốc, Nhật Bản và Singapore

+ Thị trường du lịch nội địa của Việt Nam

+ Những thay đổi về hành vi hướng đến đảm bảo tính bền vững

- Khuyến nghị

Để phục hồi và phát triển du lịch hiệu quả hơn

>>>Tham khảo chi tiết báo cáo “Tác động của đại dịch tới hành vi du lịch của một số thị trường nguồn quốc tế của Việt Nam”: Tại đây!

Trước đó, Hoteljob.vn cũng chia sẻ tài liệu về cuộc khảo sát Nhu cầu và xu hướng khách du lịch thời Covid-19 với nhiều thống kê cụ thể, cho cái nhìn trực quan về nhu cầu và xu hướng du lịch của du khách, làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các tổ chức và doanh nghiệp du lịch trong việc đưa ra hay thay đổi chính sách, chương trình tiếp thị, sản phẩm dịch vụ hút khách.

Tags:
Covid-19 tác động thế nào đến hành vi du lịch của 10+ thị trường nguồn quốc tế đến Việt Nam?
4.8 (018 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN