Ghét ai thì xúi họ… mở nhà hàng?

Kinh doanh F&B là một ngành mà bất cứ ai chứ không chỉ người ngoại đạo mê mẩn với nó. Nhưng đó chỉ là khi chưa bước chân vào nghề. Và không phải tự nhiên mà người ta truyền tai nhau câu “ Ghét ai thì xúi họ… mở nhà hàng”.

ghét ai thì xúi họ mở nhà hàng


Bạn đã bao giờ thấy bất ngờ khi nghe tin một nhà hàng nọ thông báo đóng cửa dù vẫn thấy một lượng khách thường xuyên. Hay khi đi qua bất kỳ một quán ăn nào đông khách đều mặc định là quán đó làm ăn “được”. Tất nhiên câu chuyện lời lãi, chi phí, bài học kinh doanh như thế nào chỉ những người trong ngành, những người thực sự bắt tay vào làm mới hiểu hết. Và không phải ai cũng sẵn sàng chia sẻ những bài học của họ với bạn.

Kinh doanh F&B có còn là mảnh đất màu mỡ?

Con người chúng ta trước khi bước vào thực hiện một kế hoạch nào đó thường có động lực vô cùng lớn. Chúng ta phần nhiều nghĩ đến những kết quả tốt đẹp, vẽ ra một bức tranh màu hồng, một viễn cảnh trong trí tưởng tượng vô cùng xán lạn. Thậm chí còn có những người tránh nghĩ đến chuyện thất bại vì không muốn “năng lượng xấu” tiếp cận. Tuy nhiên khi đã từng bước chân vào ngành này, kể cả những người đã và đang thành công cũng không khỏi ngao ngán.

Kinh doanh dịch vụ ăn uống là ngành đặc thù rất dễ gây hiểu lầm cho người ngoài khi nhìn vào, họ cho rằng ai cũng có thể dễ dàng kinh doanh với ngành này, bởi nhu cầu ăn uống hàng quán đang dần trở thành phong cách sống của người hiện đại. Đa phần người ta chỉ nhìn vào những nhà hàng, quán ăn kinh doanh tốt và nghĩ rằng mình có thể vượt qua được họ. Suy nghĩ đó khiến những người muốn khởi nghiệp luôn cảm thấy mở quán ăn là lựa chọn hàng đầu. Chính cách nhìn nhận như vậy dẫn đến kết quả mỗi ngày có hàng ngàn hàng vạn quán ăn được mở ra, đồng thời cũng có vô số quán ăn phải ngậm ngùi đóng cửa, chỉ có một số ít nhà hàng có thể duy trì được việc kinh doanh. 

Nếu cách đây 10 năm, thị trường F&B là một mảnh đất màu mỡ bởi sức cạnh tranh trong ngành dịch vụ ăn uống không quá gay gắt, chi phí thuê nhân công tương đối thấp. Thì hiện tại, nếu không chuẩn bị đủ kiến thức và trải nghiệm trước khi khởi nghiệp, bạn rất dễ “té ngửa” sau khi quán ăn đi vào hoạt động. 

Có nhiều người đầu tư nhà hàng rất nhiều tiền, nhưng kí hợp đồng thuê chỉ 3 năm. Sau khi hết hợp đồng, chủ nhà tăng giá mặt bằng lên nhiều lần hay muốn lấy lại mặt bằng. Dẫn đến việc dù bán rất tốt, nhưng hết hạn hợp đồng thì mới thu hồi lãi được chút ít, không tương xứng với số tiền và công sức bỏ ra. Chưa kể trường hợp chuyển đến một địa điểm mới tốn nhiều chi phí mà chưa hẳn bán lại được như chỗ cũ.

Cũng có những nhà hàng mở ra 1-2 tháng đầu khai trương thì rất đông, nhưng về sau vắng dần. Nguyên nhân bởi quán không có bất kì một lợi thế cạnh tranh nào về  đồ ăn, thức uống, view, phục vụ, khuyến mãi, hậu mãi…Không gây được ấn tượng cho khách hàng trong lần gặp gỡ đầu tiên dẫn đến tình trạng khách đến một lần rồi thôi.

Đây chỉ là một vài ví dụ nhỏ để thấy rằng, kinh doanh F&B là ngành dễ bước chân vào nhưng không dễ kiếm được tiền. Chỉ cần một kiến thức rất căn bản cũng có thể khiến bạn thất bại thê thảm.

ghét ai thì xúi họ mở nhà hàng

Những việc cần làm khi chuẩn bị mở nhà hàng 

Kiến thức và trải nghiệm là những thứ bạn cần chuẩn bị trước khi khởi nghiệp

Những người thất bại trong việc kinh doanh quán ăn hầu hết nằm ở nguyên nhân thiếu kiến thức, trải nghiệm thực tế. Logic cơ bản của một người làm kinh doanh rất quan trọng. Khi có ý tưởng kinh doanh, trước tiên hãy thu thập một lượng lớn thông tin từ các kênh khác nhau (có thể là qua sách báo, internet, những người có kinh nghiệm,...), dù thông tin đó đúng hay sai thì điều cần thiết là có cái nhìn sơ bộ về những gì mà bạn đang làm. Tiếp đó, dựa vào những thông tin có được để đưa ra phán đoán, như vậy, có thể đảm bảo rằng tỷ lệ thất bại của bạn sẽ giảm đi đáng kể. 

Chẳng hạn như bạn là một đầu bếp có kinh nghiệm 10 năm thì đó là một cơ sở tốt, tuy nhiên chưa đủ để đảm bảo rằng bạn sẽ thành công với việc mở một nhà hàng riêng. Nhưng nếu trong 10 năm kinh nghiệm đó, ngoài những kỹ năng làm bếp, chế biến món ăn, bạn tích lũy được nhiều kiến thức về quản lý nhân sự, vận hành các công đoạn khác nhau trong nhà hàng thì chắc hẳn rằng tỉ lệ thành công của bạn sẽ tăng lên rất cao. Với những gì mà mình có bạn có thể tự tin dấn thân vào con đường này và tiếp tục những trải nghiệm mới. Bởi kinh doanh F&B là một ngành mà ở đó bạn cần học hỏi, đổi mới từng ngày mới có thể tồn tại và phát triển.

7 nguyên tắc cơ bản để kinh doanh nhà hàng hiệu quả dành cho người mới bắt đầu 

Ms. Smile

Tags:
Ghét ai thì xúi họ… mở nhà hàng?
4.4 (244 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN