Giải mã ý nghĩa câu hỏi phỏng vấn của nhà tuyển dụng (kỳ 2)

Trong kỳ tiếp theo của bài viết, chúng tôi sẽ chia sẻ một số kiểu câu hỏi thêm nữa mà nhà tuyển dụng có thể đưa ra đối với một ứng viên. Các loại câu hỏi này cũng quan trọng không kém, và hơn hết, nó giúp cho người tuyển dụng dễ dàng đánh giá và đưa ra quyết định cuối cùng với các ứng viên đó.

Câu hỏi tìm kiếm sự phù hợp với văn hóa công ty

1. Như thế nào là một môi trường làm việc lý tưởng đối với bạn?

2. Bạn thích cách quản lý như thế nào?

3. Nếu có những lúc công việc yêu cầu bạn làm việc vào cuối tuần, bạn có đồng ý không?

4. Bạn có yêu cầu gì với vị trí mà mình ứng tuyển không?

5. Theo bạn, điều gì sẽ khiến bạn gắn bó lâu dài với một công ty?

Mỗi một doanh nghiệp có những giá trị của riêng họ, họ muốn khi tuyển dụng một nhân viên mới, đó phải là người có thể đồng điệu cùng với văn hóa đó, và dễ dàng thích nghi, cảm thấy thoải mái và muốn gắn bó lâu dài. Chứ không một công ty nào muốn tuyển một nhân viên làm việc fulltime lại chỉ gắn bó với họ trong thời gian ngắn hạn. Điều đó vừa tốn thời gian, tiền của, vừa dễ dàng chảy máu chất xám và làm xáo trộn công việc trong công ty. Do vậy, hãy thực sự thể hiện rằng bạn muốn công việc và môi trường làm việc ở nơi đây, bạn có ý định gắn bó lâu dài chứ không phải là cưỡi ngựa xem hoa.

Câu hỏi kiểm tra thái độ

1. Những thất bại/ thành công lớn nhất của bạn? Bạn đã vượt qua chúng như thế nào?

2. Kiểu đồng nghiệp nào bạn ghét nhất?

3. Mâu thuẫn gần đây nhất giữa bạn và đồng nghiệp là gì?

Rất nhiều kinh nghiệm chuyên môn, khả năng làm việc, kỹ năng mềm v.v có thể rèn dũa được. Lãnh đạo có thể hướng dẫn thêm cho nhân viên về những kỹ năng, kinh nghiệm để tăng khả năng làm việc. Nhưng rất khó để thay đổi bản chất của một người, nó thể hiện qua thái độ làm việc, thái độ với công việc, cuộc sống. Một nhà tuyển dụng khi tìm kiếm ứng viên cho vị trí đang trống cũng cần một nhân viên có thái độ tích cực, chuyên nghiệp, sẵn sàng học hỏi, có tinh thần cầu tiến và thực sự đam mê công việc. Những người này còn hơn những ứng viên nhiều kinh nghiệm, giỏi kỹ năng nhưng suy nghĩ tiêu cực, đố kị hay chỉ biết than phiền gấp ngàn lần. Do vậy, hãy loại bỏ ngay những thái độ làm việc tiêu cực đó, cả về suy nghĩ trong cuộc sống nữa. Khi sẵn sàng cho một công việc mới, người ứng viên tốt nhất nên cố gắng làm bản thân thực sự phù hợp và cố gắng hết mình vì nó. Đó là cách giúp bạn thành công nhanh hơn và bền vững hơn.

Giải mã ý nghĩa câu hỏi phỏng vấn của nhà tuyển dụng (kỳ 2)
4.0 (250 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN