Hậu quả khôn lường khi ăn phải cá chết nhiễm độc.

 

Những ngày gần đây dư luận đang rất hoang mang vì những thông tin cá chết hàng loạt dọc bờ biển một số tỉnh miền Trung. Ngoài việc muốn biết nguyên nhân thực sự gây nên hiện tượng cá chết như đã kể trên thì người dân cũng lo sợ từ chối ăn các loại hải sản ở khu vực miền Trung. Các quán hải sản dọc bờ biển vắng tanh dù đây đang là mùa cao điểm du lịch. Các ngư dân và các tiểu thương đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc đánh bắt và tiêu thụ hải sản.

Ăn các loại cá biển chết có nguy hiểm ?

Nếu ăn phải các loại cá biển chết này, chưa ai chắc chắn sẽ mang lại những nguy cơ gì cho chúng ta vì nguyên nhân cá chết vẫn chưa được xác định một cách cụ thể. Tuy nhiên rõ ràng các loại cá chết này không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó để đảm bảo sức khỏe của bản thân và những người xung quanh, chúng ta không nên sử dụng các loại hải sản không rõ nguồn gốc, nhất là ở thời điểm nhạy cảm này. Tốt nhất nên chọn các loại hải sản còn tươi sống hoặc tìm mua ở những địa điểm mua hàng uy tín, có kiểm định rõ ràng của các cơ quan chức năng.

cá chết dọc biển miền Trung
Cá chết dọc bờ biên miền Trung

 

Giật mình với sự kiện cá chết ven biển miền Trung !

Hiện tượng các chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung làm chúng ta liên tưởng đến sự kiện khủng khiếp vịnh Minamata. Một sự kiện để lại nỗi đau đớn cho bao nhiêu con người, mà đến bây giờ họ vẫn không thể đòi được những quyền lợi chính đáng cho mình.

Sự kiện vịnh Minamata đã từng gây hoang mang cho cả thế giới. Đây là một sự việc đau lòng xẩy ra tại đất nước Nhật Bản. Công ty hóa chất Chisso  đã đổ chất thải nhà máy chưa được xử lý vào biển Shiranui ở vịnh Minamata. Và hậu quả là vùng biển này đã bị nhiễm độc thủy ngân vô cùng nặng nề. Những người dân ăn phải lượng lớn các loại hải sản sống ở vùng biển này bị mắc một căn bệnh gọi là bệnh Minamata. Căn bệnh này phát hiện đầu tiên tại tỉnh Kumamoto vào năm 1956.

Hệ thống thần kinh trung ương bị ảnh hưởng vì ăn phải cá biển nhiễm độc.

Ca nhiễm bệnh đầu tiên được phát hiện vào ngày 21.4.1956 tại khu vực có nước biển nhiễm độc thủy ngân do nhà máy Chisso thải ra. Bé gái có biểu hiện đi đứng khó khăn, khó nói, và co giật. Tiếp theo là em gái của cô bé và những em bé hàng xóm gặp phải những triệu chứng tương tự và phải nhập viện điều trị. Có 8 trường hợp mắc bệnh như bé gái đầu tiên đã được phát hiện tại thời điểm đó. Từ đó cho đến ngày Ngày 1-5-1956, giám đốc bệnh viện nhà máy tổng công ty Chisso đã báo cáo cho cơ quan y tế địa phương rằng đã phát hiện ra một “căn bệnh lạ của hệ thống thần kinh trung ương”, đánh dấu sự xuất hiện chính thức của căn bệnh Minamata tại Nhật Bản. Tính đến tháng 5.1956 đã 40 bệnh nhân đã được phát hiện, 14 người trong số đó đã chết, một tỷ lệ tử vong đáng báo động là 35%. Căn bệnh Minamata trở thành nỗi ám ảnh của nước Nhật và cả thế giới bởi hậu quả quá lớn do môi trường bị ô nhiễm và thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn gây ra.

vệ sinh an toàn thực phẩm
Một bệnh nhân mắc bệnh Minamata

 

Có bệnh nhân phát điên vì ăn phải cá nhiễm độc thủy ngân !

Những bệnh nhân mắc phải căn bệnh Minamata có người đã trở nên phát điên. Ngoài ra rất nhiều người có biểu hiện đau đầu, mệt mỏi thường xuyên, mất khả năng vị giác và khứu giác, hay quên…Nhiều trẻ em bị mắc bệnh Minamata bẩm sinh do người mẹ đã mắc bệnh này hoặc ăn phải các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ vùng biển bị nhiễm độc thủy ngân. Và căn bệnh này đã bùng phát khắp nhiều tỉnh ven biển của Nhật Bản để lại những hậu quả vô cùng đau lòng cho người dân địa phương khi đến năm 1965 tiếp tục có một công ty khác thải thủy ngân xuống biển.

Đáng lo ngại khi căn bệnh Minamata không chỉ giới hạn tại Nhật Bản !

Và không chỉ Nhật Bản, bệnh Minamata đã xuất hiện Trung Quốc, Canada.  Bệnh nhân bị nhiễm độc thủy ngân có nguy cơ tử vong rất cao, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương một cách nghiêm trọng. Người bệnh không thể sống và sinh hoạt như những bình thường khác. Chưa dừng lại ở đây, sông và hồ vùng Amazon và Tanzania cũng đã bị nhiễm thủy ngân và gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

Tại Nhật Bản những người mắc phải căn bệnh hiểm nghèo này vẫn đang gặp nhiều khó khăn khi đi đòi quyền lợi cho mình. Theo một thống kê mới nhất của tờ Japan Times ngày 20.4.2016, đến nay chỉ còn khoảng 3.000 người được chấp nhận là bệnh nhân của căn bệnh Minamata, mặc dù vẫn còn 33.540 người đang tìm kiếm sự công nhận họ mắc căn bệnh này. Công ty Chisso phải chấp nhận nhiều khoản bồi thường cho bệnh nhân trong suốt nhiều năm qua. Tuy nhiên những khoản bồi thường này vẫn không thể bù đắp nổi những hậu quả của căn bệnh Minamata mà bệnh nhân và người nhà họ phải chịu đựng.

vệ sinh an toàn thực phẩm
Nỗi đau đớn mà bệnh nhân Minamata và người nhà họ phải gánh chịu

 

Hãy chọn lựa thực phẩm an toàn vì sức khỏe của bạn và những người thân yêu.

Một lần nữa chúng tôi muốn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của lựa chọn thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong kinh doanh nhà hàng, khách sạn, du lịch. Không chỉ là những loại hải sản mà còn là tất cả các loại thực phẩm khác. Bởi có rất nhiều nguy cơ mắc bệnh, ngoài căn bệnh Minamata mà chúng tôi vừa kể trên đang rình rập bên cạnh những thực phẩm bẩn mà chúng ta tiêu thụ hàng ngày.

Tags:
Hậu quả khôn lường khi ăn phải cá chết nhiễm độc.
4.0 (770 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN