5 Sai lầm ứng viên cần tránh khi viết CV xin việc

CV càng dài càng tốt, CV trình bày càng nhiều kinh nghiệm càng có sức thuyết phục… là suy nghĩ của không ít ứng viên về chuyện viết CV xin việc. Tuy nhiên trên thực tế, đó đều là những quan niệm sai lầm khiến hồ sơ của nhiều ứng viên không thể vượt qua được “vòng gửi xe”. Hãy cùng tìm hiểu 5 sai lầm ứng viên cần tránh khi viết CV xin việc qua bài viết được Hoteljob.vn chia sẻ dưới đây.

5 Sai lầm ứng viên cần tránh khi viết CV xin việc

Khi viết CV xin việc ứng viên cần tránh những sai lầm nào? (Ảnh nguồn Internet)

► CV càng dài càng tốt

Trong bối cảnh thị trường tuyển dụng lao động hiện nay, mỗi ngày, nhà tuyển dụng tiếp nhận rất nhiều CV xin việc online của ứng viên. Số lượng CV càng nhiều thì thời gian NTD dành cho việc sàng lọc hồ sơ càng ít dần đi. Cho nên việc viết CV dài tỏ ra không còn phù hợp, khiến ứng viên mất đi cơ hội được chú ý đến.

Lời khuyên dành cho các bạn ứng viên hiện nay là chỉ nên trình bày CV trong khuôn khổ 1 trang A4. CV 1 trang không đồng nghĩa với việc liệt kê thông tin một cách sơ sài mà phải trình bày thực sự cô đọng các phần nội về: giới thiệu bản thân, mục tiêu nghề nghiệp, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, người tham khảo… Ứng viên cần tập trung vào việc nêu bật lên những thông tin giá trị nhất, liên quan đến vị trí công việc đang ứng tuyển để tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng. Kiểu CV 1 trang A4 như thế này luôn được các NTD chuyên nghiệp yêu thích vì giúp họ nhanh chóng nắm bắt được những điều cần biết về ứng viên.

5 Sai lầm ứng viên cần tránh khi viết CV xin việc

Hình thức CV 1 trang được nhà tuyển dụng hiện nay rất yêu thích (Ảnh nguồn Internet)

► CV càng nhiều kinh nghiệm càng có sức thuyết phục

Quan niệm “CV càng nhiều kinh nghiệm càng có sức thuyết phục” không hẳn là sai lầm. Tuy nhiên, việc đưa quá nhiều kinh nghiệm làm việc vào – những kinh nghiệm không liên quan đến vị trí đang ứng tuyển vừa khiến CV bị kéo dài – vừa làm giảm độ thuyết phục hồ sơ xin việc của bạn. Nếu bạn có nhiều kinh nghiệm làm việc, chỉ nên chọn đưa vào CV những công việc bạn làm gần nhất – liên quan đến vị trí đang ứng tuyển và trong thời gian dài (ít nhất từ 6 tháng, 1 năm trở lên để NTD tin tưởng vào sự trung thành của bạn).

Đặc biệt, với ứng viên “hay nhảy việc” thì càng không nên đưa vào CV những nơi làm việc chỉ làm 1 – 2 tháng rồi nghỉ vì đa phần nhà tuyển dụng thường “kỵ” các ứng viên thích nhảy việc một cách vô tội vạ. Do đó mà không phải lúc nào việc trình bày “CV càng nhiều kinh nghiệm càng có sức thuyết phục”.

5 Sai lầm ứng viên cần tránh khi viết CV xin việc

Trong phần kinh nghiệm làm việc, ứng viên chỉ nên đưa vào những thông tin “có giá trị” (Ảnh nguồn Internet)

Tìm hiểu thêm: ỨNG VIÊN NGÀNH KHÁCH SẠN – NHÀ HÀNG CHƯA CÓ KINH NGHIỆM LÀM VIỆC NÊN VIẾT GÌ VÀO CV?

► CV sử dụng nhiều màu sắc càng đẹp

Việc sử dụng nhiều màu sắc chỉ thích hợp khi bạn cần tô màu “hoa – lá – cành” cho một bức tranh thiên nhiên sinh động, còn với trường hợp muốn décor CV thì không phù hợp. Bạn chỉ nên sử dụng một màu chủ đạo làm nền cho CV và các đề mục; còn với nội dung có thể dùng 1 – 2 màu chữ tùy thuộc vào phông nền áp dụng; bạn có thể làm nổi bật các nội dung quan trọng bằng cách in đậm, in nghiêng chữ;… Bởi CV sử dụng màu sắc càng tối giản thì càng tạo cảm giác hài hòa và chuyên nghiệp.

5 Sai lầm ứng viên cần tránh khi viết CV xin việc

Bạn chỉ nên chọn một màu sắc chủ đạo để trình bày CV (Ảnh nguồn Internet)

► Có thể sử dụng ảnh selfile để đưa vào CV

Có không ít bạn nghĩ rằng có thể đưa bất kỳ loại ảnh chụp nào vào làm ảnh đại diện cho cá nhân trong CV xin việc. Tuy nhiên, với tính chất quan trọng như chuyện đi xin việc, nếu dùng ảnh selfie sẽ khiến ứng viên bị đánh giá là người có thái độ không nghiêm túc, không tôn trọng nhà tuyển dụng. Do đó, ngoài ảnh chụp 3x4 bình thường, ứng viên có thể sử dụng ảnh chụp cận cảnh - nhìn trực diện -trong trang phục lịch sự cùng với một nụ cười tươi nhẹ nhàng để tạo thiện cảm với người xem CV.

► Không chú trọng đến phần mục tiêu nghề nghiệp

Có rất nhiều ứng viên không chú trọng đến việc trình bày thông tin cho phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc: chỉ thực hiện việc copy sẵn những mẫu mục tiêu nghề nghiệp trên mạng hay ghi chung chung là “mong muốn được làm việc trong môi trường năng động, thân thiện”. Những kiểu trình bày mục tiêu nghề nghiệp như thế này không sai, tuy nhiên, nó không giúp bạn tạo được sự khác biệt cho hồ sơ xin việc của mình. Bởi có không ít nhà tuyển dụng rất hay để ý đến phần mục tiêu nghề nghiệp để xem ứng viên có phải là người có định hướng nghề nghiệp cụ thể, rõ ràng hay không.

Với phần mục tiêu nghề nghiệp, bạn có thể phân thành mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Trong 2 năm tới, bạn mong muốn làm việc ở vị trí nào; trong 5 – 10 năm nữa, bạn muốn trở thành ai?... Chính sự mục tiêu như thế này mới khiến bạn trở nên khác biệt trong số những ứng viên trình bày mục tiêu theo kiểu chung chung còn lại.

5 Sai lầm ứng viên cần tránh khi viết CV xin việc

Định hướng nghề nghiệp rõ ràng giúp ứng viên tạo được sự khác biệt cho hồ sơ xin việc của mình

(Ảnh nguồn Internet)

Với ứng viên tìm việc làm khách sạn – nhà hàng, với tính năng tạo hồ sơ mới được cải tiến của Hoteljob.vn, bạn không cần phải chuẩn bị từng file hồ sơ riêng lẻ mà chỉ cần điền thông tin theo các bước hướng dẫn rất rõ ràng của web. Chỉ với vài phút, hồ sơ xin việc 5 sao của bạn sẽ được hoàn thành và bạn hoàn toàn có thể sử dụng hồ sơ này ứng tuyển vào các khách sạn – nhà hàng đang đăng tin tuyển dụng các vị trí công việc trên Hoteljob.vn để nhanh chóng có được việc làm tốt, phù hợp…

Xem thêm: BÍ QUYẾT CHINH PHỤC NHÀ TUYỂN DỤNG ỨNG VIÊN NÀO CŨNG CẦN PHẢI BIẾT

Ms. Smile

5 Sai lầm ứng viên cần tránh khi viết CV xin việc
4.3 (763 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN