ADR là gì? Hé lộ 4 chiến lược giúp tăng ADR cho khách sạn

ADR là một trong ba chỉ số hiệu suất chính của khách sạn (cùng với công suất phòng và RevPar ). Để hiểu ADR là gì? công thức tính cũng như các chiến lược giúp khách sạn tăng ADR các bạn có thể theo dõi bài viết dưới đây.

ADR là gì? Hé lộ 4 chiến lược giúp tăng ADR cho khách sạn


ADR là gì?

ADR (Average Daily Rate) là chỉ số trung bình giá bán của một phòng trong một khách sạn, tính trên một ngày. ADR thường được sử dụng để đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của một khách sạn và thường được sử dụng để so sánh giá bán phòng giữa các khách sạn khác nhau.

Công thức tính ADR trong khách sạn

ADR được tính bằng cách chia doanh thu phòng cho số phòng đã bán. (Số liệu có thể áp dụng cho bất kỳ loại tiền tệ nào)

ADR là gì? Hé lộ 4 chiến lược giúp tăng ADR cho khách sạn

Ví dụ:

Khách sạn A, đã bán được 50  phòng vào đêm qua với doanh thu phòng là 60 triệu đồng. Như vậy, ADR của khách sạn A là 1.200.000 đồng.

60.000.000/50 = 1.200.000

Khi tính toán các phòng được bán chỉ nên bao gồm các phòng tạo doanh thu hoặc những phòng được sử dụng như một phần của chương trình khuyến mãi hoặc hợp đồng. Không nên bao gồm phòng dành riêng cho nhân viên khách sạn và các phòng miễn phí không liên quan đến chương trình khuyến mãi hoặc hợp đồng.

Tại sao ADR lại quan trọng?

ADR là một chỉ số quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của các chiến lược định giá và quản lý doanh thu của khách sạn. Khi ADR tăng, doanh thu tăng lên và ngược lại. Thông qua đó những điều hành khách sạn có thể đưa ra các chiến lược về giá như: Bán thêm, khuyến mãi và các ưu đãi miễn phí khác, chẳng hạn dịch vụ đưa đón miễn phí đến sân bay.

ADR cũng có thể được sử dụng như một thước đo hiệu suất tương đối vì số liệu có thể được so sánh với các khách sạn khác có đặc điểm tương tự, về như quy mô, khách hàng và vị trí. 

Từ đó điều chỉnh giá cả hợp lý để cạnh tranh. Do đó, Ngoài ra, việc đo lường ADR cùng những thông tin hữu ích cho khách sạn trong việc xác định xu hướng đang diễn ra từ đó có các chương trình khuyến mãi phù hợp.

adr là gì?


4 chiến lược giúp tăng ADR cho khách sạn của bạn

Từ vai trò quan trọng của  ADR đã nêu ở trên, để thúc đẩy kinh doanh nhiều hơn và tăng ADR khách sạn bằng cách tập trung vào các chiến lược khác nhau.

Cung cấp đa dạng các tiện ích bổ sung

Khách sạn tạo các gói và tùy chọn bổ sung khiến khách du lịch cảm thấy như họ đang nhận được nhiều ưu đãi hơn. Bao gồm bữa ăn, vé sự kiện hoặc tiện ích bổ sung khác. Sau đó, có thể thúc đẩy khách hàng mua gói bằng cách quảng bá thông qua các sự kiện và điểm tham quan địa phương, cũng như tập trung vào bán thêm và nâng cấp dịch vụ. 

Giảm giá khi khách lưu trú kéo dài

Cách làm này thực sự có hiệu quả và hấp dẫn để giữ chân những vị khách yêu thích khám phá. Số tiền giảm giá có thể thay đổi tùy thuộc vào khách sạn và thời gian lưu trú của khách, Hầu hết các khách sạn có mức giảm giá từ 10% đến 30% trở lên cho thời gian lưu trú từ một tuần trở lên. Ngoài ra một số khách sạn còn cung cấp các đặc quyền bổ sung cho khách lưu trú dài hạn, chẳng hạn như sử dụng tiện nghi giặt là tại chỗ, bữa sáng miễn phí hoặc thậm chí nâng cấp miễn phí lên phòng hoặc suite lớn hơn.

Cá nhân hóa hoạt động tiếp thị của khách sạn

Cá nhân hóa hoạt động tiếp thị thực chất chính là cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng thông qua cung cấp cho họ một trải nghiệm phù hợp theo yêu cầu của họ về mọi mặt mà khách sạn có thể đáp ứng được. Trải nghiệm này có thể bao gồm các quảng cáo cụ thể mà khách hàng của bạn sẽ thấy ngay khi tìm kiếm thông tin để lập kế hoạch cho chuyến đi của họ, đồng thời đưa ra một mức giá đặc biệt mà họ nhìn thấy trên trang web của bạn hoặc các tiện nghi và dịch vụ theo yêu cầu cá nhân của họ khi lưu trú tại khách sạn của bạn. 

Kiểm tra hệ thống quản lý phòng và danh sách khách đến thường xuyên

Kiểm tra hệ thống quản lý thông qua các báo cáo và thông tin khách lưu trú hàng ngày. Từ đó giúp nhà điều hành khách sạn xác định được mã giảm giá được sử dụng nhiều, nhóm đối tượng, lượng phòng đặt vào những thời điểm khác nhau như thế này. Căn cứ vào những thông tin này có thể giúp khách sạn đưa ra những ưu đãi, tăng tiếp cận với khách hàng từ đó tăng cơ hội ADR. 

ADR khác với RevPAR như thế nào?

Trong khi ADR hoàn toàn dựa trên các phòng được bán (nhu cầu), RevPar là doanh thu trung bình mỗi phòng trống trong một khoảng thời gian nhất định. Nó được tính bằng cách nhân ADR với tỷ lệ phòng sử dụng (Occupancy Rate). 

RevPar được xem là tương tự như ADR, nhưng tính đến phòng chưa bán, nó đưa ra một bức tranh chính xác hơn, không chỉ nhìn vào tỷ lệ hàng ngày mà còn xem xét công suất phòng hàng ngày.  Vì vậy, ADR tập trung vào giá cả ở mặt bằng thời gian, trong khi RevPAR tập trung vào doanh thu từ mỗi phòng trống trong thời gian nhất định.

Cả ADR và RevPAR đều là KPI quan trọng đối với ngành khách sạn. Các số liệu này không nên được sử dụng một cách riêng biệt. Thay vào đó, nên được kết hợp, phối hợp trên nhiều phương diện. Chỉ khi việc xử lý quản lý doanh thu được thực hiện một cách toàn diện, khách sạn mới có thể đạt được mục tiêu của mình.

Quản lý doanh thu theo KPIs - Bạn biết chưa?

Ms. Smile

Tags:
ADR là gì? Hé lộ 4 chiến lược giúp tăng ADR cho khách sạn
4.4 (614 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN