Chi tiết danh sách làm vệ sinh bếp nhà hàng, khách sạn

Tuy không phải là khu vực phục vụ và tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nhưng bếp là nơi quan trọng nhất quyết định uy tín và thương hiệu của nhà hàng. Bếp có đảm bảo vệ sinh thì chất lượng món ăn mới chuẩn và an toàn. Vậy cần làm vệ sinh những gì trong bếp nhà hàng, khách sạn? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây của Hoteljob.vn

danh sách làm vệ sinh bếp nhà hàng, khách sạn
Bạn có biết nhân viên bếp phải làm vệ sinh bếp tại từng thời điểm ra sao?

Việc lên danh sách làm vệ sinh từng khu vực, dụng cụ hay từng thời điểm, ca/kíp giúp định hướng và phân công công việc rõ ràng hơn, đảm bảo mọi thứ trong bếp luôn sạch sẽ, chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; ngoài ra còn giúp giảm chất thải thực phẩm, giảm chi phí thực đơn chung và đảm bảo an toàn lao động cho nhân viên bếp nhà hàng. Việc làm vệ sinh khu vực bếp trong nhà hàng sẽ bao gồm những công việc được thực hiện nhiều lần trong ngày, thực hiện hàng ngày hay chỉ cần thực hiện hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng năm. Đây là công việc của các đầu bếp, phụ bếp làm việc trong gian bếp nhà hàng, khách sạn.

Dưới đây là bảng danh sách làm vệ sinh khu vực bếp trong nhà hàng, khách sạn chi tiết cho từng khu vực, từng thời điểm cụ thể để bạn tham khảo:

Danh sách công việc

Nhiệm vụ làm vệ sinh

Ghi chú

#Làm vệ sinh bếp trong mỗi ca làm việc

Các đầu bếp, phụ bếp cần linh hoạt làm vệ sinh kịp thời những dụng cụ, khu vực sau đây trong mỗi ca làm việc khi cần:

  • Các dụng cụ nướng thịt (lợn, bò, cừu…), thịt gia cầm và cá
  • Làm sạch khu vực nấu ăn, khu vực sơ chế và cả khu vực chuẩn bị nguyên liệu tại mọi thời điểm
  • Thay thế ngay những chiếc thớt bị xước quá nhiều vì vi khuẩn sẽ phát sinh hoặc bám lại trên các rãnh xước
  • Thay nước vệ sinh và giẻ lau chùi ngay sau khi làm vệ sinh tại 1 khu vực hay 1 dụng cụ nhất định
  • Luôn đảm bảo rằng những thùng rác luôn rỗng và được làm sạch

 

#Làm vệ sinh bếp sau mỗi ca làm việc

 

Để khu vực bếp sạch đạt chuẩn, các đầu bếp, phụ bếp cần thống nhất kế hoạch và có biểu đồ một thời gian cụ thể để xử lý các mục sau trong trong ca làm việc (ca sáng, ca chiều, ca tối), đảm bảo không có khoảng cách về độ sạch giữa các ca:

  • Làm sạch nồi chiên
  • Chải sạch vỉ nướng
  • Khử trùng dụng cụ bếp
  • Làm sạch tất cả giẻ lau chùi (nhất là bọt biển)
  • Làm sạch và khử trùng tạp dề, đồng phục đầu bếp
  • Rửa và vệ sinh tất cả các bề mặt của thớt, mặt bàn, dây chuyền, bảng chuẩn bị…
  • Luôn đảm bảo bàn trống và sạch
  • Bọc tất cả các thực phẩm trong ngăn mát tiếp cận với bọc nhựa
  • Giặt sạch thảm sàn
  • Làm vệ sinh tủ lạnh
  • Quét và lau sàn nhà bếp sạch sẽ

 

#Làm vệ sinh bếp hàng ngày

Bếp cần đảm bảo đạt tiêu chuẩn vệ sinh sau mỗi cuối ngày để phục vụ cho ngày làm việc tiếp theo. Do đó, vào cuối ngày (ca tối), nhân viên bếp cần đảm bảo làm vệ sinh bếp gồm các công việc:

  • Làm sạch mỡ bám trên các bề mặt như bếp nấu, tường, kẽ tường, sàn nhà…
  • Thay lót giấy bạc của vỉ nướng
  • Rửa dụng cụ mở hộp
  • Cho chạy hệ thống hút mùi trong bếp

 

#Làm vệ sinh bếp hàng tuần

Các đầu bếp có thể linh hoạt sắp xếp và luân chuyển nhiệm vụ làm vệ sinh các thiết bị sau trong tuần để lượng công việc phụ (làm vệ sinh bếp) của mỗi ca gần như công bằng nhất có thể:

  • Làm vệ sinh các tủ đông lạnh
  • Làm sạch lò nướng bánh mì
  • Mài sắc lại các loại dao
  • Làm sạch các dụng cụ nấu bằng gang
  • Làm sạch, thông cống thoát nước bằng cách sử dụng chất tẩy rửa phù hợp

 

#Làm vệ sinh bếp hàng tháng

Tương tự như làm vệ sinh bếp hàng tuần, những công việc cần làm vệ sinh hàng tháng trong bếp cũng cần được lên danh sách cụ thể và sắp xếp, phân công cho nhau để chia sẻ gánh nặng cũng như đảm bảo khối lượng công việc phụ của mỗi ca gần như công bằng:

  • Làm vệ sinh, nhất là vị trí phía sau các thiết bị lò nướng, bếp công nghiệp, nồi chiên… để giảm lượng dầu mỡ tích tụ, hạn chế tiềm ẩn gây hỏa hoạn
  • Làm sạch tủ đông công nghiệp
  • Làm trống và vệ sinh máy làm đá
  • Hiệu chỉnh lò nướng, nhiệt kế
  • Làm sắc lưỡi cắt của máy cắt thịt và phô mai
  • Làm sạch tường (nhất là kẽ tường) và trần nhà
  • Làm sạch khu vực bảo quản đồ khô
  • Kiểm tra và đặt lại bộ dụng cụ sơ cứu (nếu cần)
  • Cập nhật bảng dữ liệu an toàn vật liệu của bếp, chú ý phác thảo cách sử dụng an toàn các loại hóa chất trong nhà hàng

 

#Làm vệ sinh bếp hàng năm

Những công việc sau đây tuy có số lần thực hiện ít nhưng đóng vai trò quan trọng đảm bảo khu bếp luôn sạch và an toàn:

  • Kiểm tra hệ thống báo cháy, chữa cháy
  • Kiểm tra các bình chữa cháy 2 lần/ năm
  • Làm sạch đèn hoa tiêu trên các thiết bị bếp gas

 

 

Mỗi đầu bếp cần ý thức trách nhiệm của mình và tuân thủ, thực hiện tốt những nhiệm vụ được phân công trong khu bếp nhà hàng, bao gồm cả công việc làm vệ sinh bếp. Nghiêm túc thực hiện từng lịch trình được Hoteljob.vn chia sẻ trên đây sẽ giúp gian bếp nhà hàng luôn sạch sẽ và an toàn – ngăn ngừa ô nhiễm, giảm hư hỏng thực phẩm và chất thải  - nâng cao chất lượng, tạo dựng và giữ vững thương hiệu – tạo lợi nhuận cao – làm nhân viên hạnh phúc…

​Ms. Smile

Tags:
Chi tiết danh sách làm vệ sinh bếp nhà hàng, khách sạn
4.2 (702 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN