[HOT] Đã tìm ra DẤU HIỆU nhận biết du lịch bền vững và không bền vững

Du lịch Việt nói riêng, du lịch toàn cầu nói chung đang hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Thế nhưng, như thế nào là phát triển bền vững - những hoạt động hiện tại có đang đảm bảo sự phát triển bền vững... Mới đây, Hoteljob có dịp tìm hiểu và tổng hợp một số dấu hiệu nhận biết du lịch bền vững và không bền vững từ các nguồn uy tín để cùng nhân sự nghề bàn luận, tham khảo và chọn lọc, đưa ra những tiêu chí đánh giá khách quan, phù hợp, hiệu quả nhất cho sự phát triển của ngành.

dấu hiệu nhận biết du lịch bền vững và không bền vững

Thế nào là phát triển du lịch bền vững - không bền vững?

Trên thế giới, lý thuyết về “phát triển bền vững” được diễn tả là những hoạt động phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng cũng nhu cầu đó của thế hệ tương lai (theo WCED - Ủy ban Thế giới về Phát triển và Môi trường).

Trong lĩnh vực du lịch, phát triển du lịch bền vững (DLBV) được hiểu là việc phát triển các hoạt động du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và dân địa phương trong khi vẫn quan tâm đến bảo tồn và tôn tạo nguồn tài nguyên cho phát triển các hoạt động du lịch trong tương lai. Bằng cách lên kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên thỏa mãn nhu cầu kinh tế - xã hội - thẩm mỹ của con người nhưng cũng đồng thời duy trì được tính toàn vẹn về văn hóa - đa dạng sinh học - sự phát triển của hệ sinh thái cùng hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống con người nói chung (theo UNWTO - Tổ chức Du lịch Thế giới).

Ngược lại, những hoạt động không đáp ứng được những điều kiện để phát triển DLBV, không còn phù hợp với cuộc sống hiện nay thì được xếp vào những loại hình du lịch không bền vững (DLKBV).

Mục tiêu của phát triển du lịch bền vững là gì?

Theo quan điểm phát triển nói trên thì việc phát triển DLBV trước hết cần tập trung vào giải quyết và đạt được những mục tiêu sau đây:

- Cải thiện chất lược cuộc sống của người dân bản địa, cộng đồng địa phương

- Mang đến cho du khách những sản phẩm, dịch vụ du lịch có chất lượng và có trách nhiệm

- Đảm bảo duy trì chất lượng của môi trường tự nhiên và văn hóa, vì lợi ích của không chỉ cộng đồng địa phương mà với cả du khách.

Qua đó xác định chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam trong khoảng 20 năm tới sẽ là: phát triển nhanh, có hiệu quả và thật sự bền vững; đảm bảo tăng trưởng kinh tế đi liền với bảo tồn và tôn tạo giá trị văn hóa, bảo vệ và cải thiện môi trường, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, hướng đến đảm bảo sự phát triển bền vững về mặt kinh tế - xã hội - tài nguyên và môi trường.

Du lịch Việt áp dụng triển khai bộ tiêu chí và chỉ số du lịch bền vững

Dấu hiệu nhận biết du lịch bền vững - không bền vững là gì?

Từ lâu, các nhà nghiên cứu, khoa học đã liên tục đưa ra cảnh báo về sự phát triển du lịch nếu chỉ đơn thuần phục vụ cho lợi ích kinh tế thì chắc chắn sẽ mang đến những tác động tiêu cực cho môi trường sinh thái hay đến các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương. Hậu quả của những tác động này chính là ảnh hưởng trực tiếp đến chính sự phát triển lâu dài của ngành du lịch nói riêng. Thế nên mới có những cuộc nghiên cứu, buổi tuyên truyền hướng đến phát triển DLBV nhằm hạn chế tác động tiêu cực của hoạt động du lịch để đảm bảo sự phát triển lâu dài, bền vững. Đồng thời, việc nhận biết trạng thái thực tế của hoạt động phát triển du lịch ở thời điểm nghiên cứu và đánh giá mang ý nghĩa quan trọng, dùng làm căn cứ để đưa ra các hành động đúng đắn và phù hợp, nhanh chóng và kịp thời nhằm điều chỉnh hoạt động phát triển du lịch đi đúng hướng của mục tiêu phát triển DLBV.

Thực tế, trong quá trình bàn luận, khái niệm về phát triển DLBV hay dấu hiệu nhận biết DLBV - DLKBV vẫn còn có sự chưa thống nhất, rõ nét giữa những người coi phát triển DLBV cần đảm bảo nguyên tắc chính yếu là bảo tồn tài nguyên văn hóa và môi trường sống với những người đặt sự tăng trưởng về kinh tế do du lịch mang lại lên hàng đầu.

Đến nay, đã có nhiều nghiên cứu theo hướng phát triển DLBV và cho ra những kết quả không hoàn toàn giống nhau về những dấu hiệu cho biết trạng thái bền vững hay không bền vững của các hoạt động phát triển du lịch tại các địa phương. Tuy nhiên, nhìn chung, những dấu hiệu (tiêu chí đánh giá) sau đây được cho là hợp lý, cần quan tâm xem xét và điều chỉnh để hướng đến mục tiêu phát triển DLBV:

Bảng 1:  Một số dấu hiệu nhận biết trạng thái du lịch bền vững tại điểm đến

TT

Du lịch kém bền vững

Du lịch bền vững

1

Phát triển nhanh (nóng)

Phát triển hài hòa

2

Phát triển không kiểm soát (tự phát)

Phát triển có kiểm soát (theo quy hoạch)

3

Quy mô không phù hợp

Quy mô phù hợp

4

Thực hiện mục tiêu ngắn hạn

Kiên định với mục tiêu dài hạn

5

Chú trọng đến số lượng khách

Ưu tiên chất lượng khách, kiểm soát

6

Tìm kiếm sự tối đa lợi ích kinh tế

Ưu tiên sự cân bằng trong lợi ích kinh tế

7

Kiểm soát từ xa

Địa phương kiểm soát

8

Không lập kế hoạch, phát triển tùy tiện

Quy hoạch trước, triển khai sau

9

Kế hoạch theo dự án

Kế hoạch theo quan điểm

10

Phương pháp tiếp cận theo lĩnh vực

Phương pháp tiếp cận chính luận

11

Chỉ phát triển du lịch điểm đến

Quan tâm tới liên kết vùng

12

Phát triển theo mùa du lịch

Phát triển quanh năm

13

Chú trọng đầu tư từ bên ngoài

Ưu tiên đầu tư địa phương

14

Lao động du lịch bên ngoài

Ưu tiên lao động DL người địa phương

15

Kiến trúc theo thị hiếu của khách du lịch

Kiến trúc bản địa

16

Xúc tiến quảng bá điểm đến như nhau

Xúc tiến quảng bá theo thị trường

17

Sử dụng TN nước, năng lượng lãng phí

Sử dụng hợp lý TN nước, năng lượng

18

Không tái sinh chất thải từ du lịch

Tăng cường tái sinh chất thải từ du lịch

19

Không chú ý tới lãng phí trong du lịch

Giảm thiểu lãng phí

20

Thực phẩm nhập khẩu cho du lịch

Thực phẩm sản xuất tại địa phương

21

Tiền bất hợp pháp, không khai báo rõ ràng

Tiền hợp pháp

22

Nguồn nhân lực DL chất lượng kém

Nguồn nhân lực DL có chất lượng

23

Khách du lịch: ưu tiên số lượng

Số lượng phù hợp, ưu tiên chất lượng

24

Không có thông tin cụ thể

Có thông tin cần thiết bất kỳ lúc nào

25

Không học tiếng địa phương

Học tiếng địa phương

26

Bị động và bị thuyết phục, bảo thủ

Chủ động và có nhu cầu

27

Không ý tứ và kỹ lưỡng

Thông cảm và lịch thiệp

28

Tìm kiếm du lịch tình dục

Không tham gia vào du lịch tình dục

29

Lặng lẽ, kỳ quặc

Lặng lẽ, riêng biệt

30

Khách DL không trở lại tham quan

Trở lại tham quan

                                                                                   Nguồn: Machado, A.

dấu hiệu nhận biết du lịch bền vững và không bền vững
Phát triển du lịch bền vững là mục tiêu chung của ngành du lịch
 

Ngoài ra, để đánh giá mức độ phát triển DLBV tại điểm đến cụ thể, một nghiên cứu đã đưa ra hệ thống tiêu chí và các chỉ số đánh giá cụ thể của hoạt động phát triển du lịch hướng đến sự bền vững:

Bảng 2: Hệ thống tiêu chí và chỉ số đánh giá mức độ phát triển DLBV

Mức độ PTBV

Tiêu chí đánh giá

Chỉ số đánh giá

 

 

 

 

 

 

 

 

Từ góc độ kinh tế

Khách du lịch

Tốc độ tăng lượng khách có lưu trú

Tốc độ tăng mức chi tiêu trung bình

Tốc độ tăng số ngày lưu trú trung bình

Tỷ lệ khách du lịch quay trở lại

Tỷ lệ hài lòng của khách du lịch

Thu nhập du lịch và tỷ trọng du lịch trong cơ cấu kinh tế

Tốc độ tăng thu nhập du lịch

Tốc độ tăng tỷ trọng du lịch trong cơ cấu kinh tế địa phương

Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch

Tỷ lệ chính xác của thông tin quảng bá so với thực tế

Tỷ lệ hài lòng của du khách về thông tin du lịch

Tỷ lệ hiện diện tại các sự kiện truyền thông du lịch

Nguồn nhân lực du lịch

Tỷ lệ lực lượng lao động du lịch qua đào tạo

Tỷ lệ lực lượng lao động du lịch đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế

Tỷ lệ lực lượng lao động du lịch tham gia vào các khóa đào tạo định kỳ về nâng cao trình độ tại địa phương

 

 

 

 

 

 

 

 

Từ góc độ xã hội

Phát triển các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ

Tốc độ phát triển các doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển

Tốc độ phát triển các cơ sở kinh doanh lưu trú

Tốc độ phát triển các cơ sở kinh doanh lữ hành

Tốc độ phát triển các cơ sở kinh doanh ăn uống

Sự hài lòng của cộng đồng địa phương đối với HĐDL

Tỷ lệ cộng đồng địa phương có tham gia xây dựng, đóng góp ý kiến và giám sát thực hiện các dự án đầu tư, PTDL tại địa phương (số người được khảo sát)

Tỷ lệ người dân hài lòng đối với hoạt động du lịch (số người được khảo sát)

Tạo việc làm cho người dân địa phương

Tỷ lệ lao động trong ngành du lịch là người dân địa phương trên tổng số lao động

Tốc độ tăng trưởng lao động du lịch tại địa phương

Đảm bảo an toàn, an ninh trật tự, an toàn xã hội

Các rủi ro về sức khỏe (bệnh tật, tai nạn) đối với du khách

Tỷ lệ số vụ trộm cắp, cướp giật liên quan đến khách du lịch trên địa bàn

Tỷ lệ tăng số người ăn xin, bán hàng rong đeo bám, giành giật khách du lịch bị xử lý

 

 

 

 

 

 

 

 

Từ góc độ tài nguyên môi trường

Khai thác tài nguyên du lịch

Tỷ lệ các điểm tài nguyên du lịch được đầu tư tôn tạo và bảo tồn

Có quy hoạch/kế hoạch và lộ trình khai thác phù hợp với

Nguồn lực cho công tác bảo tồn, phát triển tài nguyên và bảo vệ môi trường

Tỷ lệ đóng góp từ thu nhập du lịch cho công tác bảo tồn, phát triển tài nguyên và bảo vệ môi trường

Quản lý và hạn chế các áp lực lên môi trường tại các khu, điểm du lịch

Tỷ lệ các khu, điểm du lịch có bản quy định nội quy bảo vệ môi trường

Tỷ lệ các khu, điểm du lịch có hoạt động thu gom rác thải hàng ngày

Tỷ lệ các khu, điểm du lịch được quản lý theo giới hạn sức chứa khách du lịch

Tỷ lệ các khu, điểm du lịch có thùng đựng rác đạt chuẩn

Tỷ lệ các cơ sở lưu trú có hệ thống thu gom và xử lý chất thải đạt chuẩn

Tỷ lệ các cơ sở lưu trú sử dụng năng lượng thay thế

                                   Nguồn: Phạm Trung Lương, Nguyễn Thanh Tưởng

dấu hiệu nhận biết du lịch bền vững và không bền vững
Khách quốc tế tỏ ra thích thú với những hoạt động nêu cao giá trị văn hóa truyền thống vùng miền, dân tộc
 

Những yếu tố - dấu hiện nhận biết du lịch bền vững và không bền vững ở trên không hoàn toàn phù hợp và giống nhau ở tất cả các điểm đến, địa phương, loại hình du lịch. Chúng phụ thuộc nhiều vào liều lượng, khả năng quản lý và kiểm soát của cơ quan lãnh đạo, ban quản lý các cấp và doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch. Trong hoạt động thực tiễn, cá nhân và tổ chức cần xem xét các vấn đề làm giảm tính bền vững của phát triển du lịch, đồng thời so sánh qua lại các hoạt động bền vững với không bền vững của thực tế địa phương, điểm đến để điều chỉnh sao cho phù hợp và hiệu quả, đảm bảo kinh doanh tốt, đồng thời hướng đến sự phát triển bền vững, lâu dài trong tương lai.

Chấm điểm du lịch bền vững tại các điểm đến của Việt Nam

Ms. Smile

(Tổng hợp và biên tập từ nhiều nguồn)

Tags:
[HOT] Đã tìm ra DẤU HIỆU nhận biết du lịch bền vững và không bền vững
4.0 (170 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN