Lưu ngay cách tính lương tăng ca cho nhân viên Nh-KS

Đặc thù ngành dịch vụ nhà hàng - khách sạn  thường xuyên phải tăng ca vào những dịp cuối tuần, Lễ, Tết, hay mùa cao điểm du lịch. Vì vậy, nhân sự trong NH-KS luôn phải sẵn sàng đối mặt với việc tăng ca, làm thêm khi doanh nghiệp cần.

Cách tính lương tăng ca cho nhân viên NH-KS​

Vậy, quy định về cách tính lương tăng ca cho nhân viên NH-KS như thế nào? Nếu chưa biết, hãy cùng Hoteljob tìm hiểu chi tiết ngay trong bài chia sẻ dưới đây nhé!

Thế nào là tăng ca?

Tăng ca là việc làm thêm giờ ngoài thời gian chính thức được quy định trong hợp đồng lao động hoặc các quy định lao động khác. Điều này có nghĩa là người lao động làm việc thêm giờ sau giờ làm việc thông thường hoặc làm việc vào các ngày nghỉ, ngày lễ, khi được yêu cầu bởi chủ doanh nghiệp.

Được - mất từ việc tăng ca cho người lao động và doanh nghiệp

Việc tăng ca thường xuyên xảy ra khi có nhu cầu công việc tăng cao hơn mức dự kiến hoặc khi cần phải hoàn thành công việc đặc biệt trong khoảng thời gian ngắn. Người lao động thường sẽ được thanh toán mức lương cao hơn so với giờ làm việc thông thường khi làm thêm giờ. Đây là cách để doanh nghiệp cảm ơn sự đóng góp của nhân viên trong những thời điểm khẩn cấp hoặc có nhu cầu đặc biệt. 

Nhân viên NH-KS có nên tăng ca?

Tăng ca có thể mang lại lợi ích tăng thu nhập cho người lao động. Nhưng đôi khi cũng có thể gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự cân bằng giữa công việc - cuộc sống cá nhân. 

Đối với nhà tuyển dụng, việc tăng ca có thể giúp đáp ứng nhanh chóng với nhu cầu sản xuất hoặc dịch vụ tăng cao. Tuy nhiên, không nên bắt nhân viên tăng ca quá mức. Việc tăng ca trong các doanh nghiệp cần được quản lý một cách cân nhắc để tránh mệt mỏi và kiệt sức của nhân viên.

Không nên quá lạm dụng hình thức tăng ca có thể mang lại những hậu quả tiêu cực cho cả người lao động và doanh nghiệp. Người lao động có thể cảm thấy mất động lực và sự cam kết với công việc nếu phải làm thêm giờ quá nhiều. Đối với doanh nghiệp, tăng ca có thể tăng chi phí lao động và tăng nguy cơ sai sót khi nhân viên làm việc quá mệt mỏi.

Do đó, quản lý tăng ca một cách hiệu quả là quan trọng để đảm bảo sự cân bằng giữa nhu cầu công việc và sức khỏe cũng như sự hài lòng của người lao động. Các chính sách linh hoạt và hỗ trợ nhân viên là những cách có thể giúp giảm thiểu nguy cơ lạm dụng tăng ca

Quy định theo luật pháp về thời gian tăng ca trong ngành NH-KS

Thông thường, khi đi làm, chúng ta đều hiểu là một ca làm 8 tiếng, quá thời gian quy định thì sẽ được tính là tăng ca. Tuy nhiên, có những điều khoản rõ ràng trong luật Lao động về thời gian làm việc, tăng ca của nhân viên. Cụ thể như sau:

Thời gian làm việc theo quy định

Theo Luật Lao động tại nước ta, giờ làm việc bình thường của người lao động không được vượt quá 8 giờ/ngày và 48 giờ/tuần. Do đó, các khách sạn và nhà hàng có quyền ấn định giờ làm việc hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng giờ trong khoảng thời gian quy định này. Nếu thời giờ làm việc được chia thành tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong một ngày và 48 giờ trong một tuần.

Nhân viên NH_KS tăng ca cần theo đúng quy định pháp luật

Về thời gian làm việc ban đêm, thời gian kiểm đếm của nhân viên thường từ 22h đến 6h sáng hôm sau. Pháp luật quy định số giờ làm việc tăng thêm trong ngày không được vượt quá 50% số giờ làm việc bình thường trong ngày.

Nếu người lao động làm việc 8 giờ/ngày thì thời gian làm thêm không quá 4 giờ. Căn cứ vào số giờ làm việc trong tuần, tổng số giờ làm việc bình thường + số giờ làm thêm trong ngày không quá 12 giờ.

Sau khi kết thúc thời gian làm thêm tối đa 7 ngày liên tục trong tháng, các khách sạn, nhà hàng phải bố trí thời gian nghỉ phép cho nhân viên để bù đắp cho thời gian không được nghỉ. Nếu không được nghỉ bù, nhân viên sẽ được phép tính lương tăng ca

Quy định về thời gian tăng ca của nhân viên NH-KS

Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 59 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định về thời gian tăng ca cụ thể như sau:

NH-KS khi yêu cầu tăng ca phải đảm bảo sức khỏe cho nhân viên
  • Trong 1 ngày, tổng số giờ tăng ca không quá 50% số giờ làm việc bình thường. Nếu áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần, số giờ làm trong 1 ngày (giờ hành chính + làm thêm) không quá 12 giờ. Cách tính này áp dụng cho cả nhân viên làm việc theo nhân viên thời vụ

  • Ngày Lễ, tết, thời gian làm thêm không quá 12 giờ/ngày

  • Một tháng, thời gian tăng ca của nhân viên không quá 40 giờ

  • Số giờ làm thêm tối đa trong một năm là 200 giờ. 

Thời gian làm việc và quy định về tăng ca ở trên hiện nay không chỉ áp dụng cho ngành NH-KS mà hầu hết các lĩnh vực khác (trừ các ngành đặc thù). 

Ngành NH-KS không phải là ngành đặc thù, được nhắc trong Luật lao động nên không được phép tăng ca quá số giờ theo quy định. Nếu muốn đề xuất nhân viên làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm, chủ doanh nghiệp phải thông báo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để xin ý kiến. 

Cách tính lương tăng ca cho nhân viên NH-KS

Hiện nay,  cách tính lương cho nhân viên tăng ca chung được quy định tại Điều 104 – Luật Lao động, như sau:

NGÀY LÀM VIỆC

LÀM THÊM GIỜ

Làm thêm ban ngày

(Từ 6h sáng  – 22h tối)

Làm thêm ban đêm

(22h tối – 6h sáng)

Chưa làm thêm ban ngày

Đã làm thêm ban ngày

Ngày Thường

150% x A

200% x A

210% x A

Ngày Nghỉ

200% x A

270% x A

270% x A

Ngày lễ – Tết

300% x A

390% x A

390% x A

Trong đó, A là tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường.

Ngoài cách tính trên, nhiều NH-KS còn có thêm những khoản phụ cấp, khen thưởng cho nhân viên khi tăng ca vào cuối tuần, ngày Lễ, Tết… Để giữ chân nhân viên, việc có thêm các khoản thưởng, phụ cấp là điều nên có. Đặc biệt, trong ngành kinh doanh NH-KS, vào cuối tuần hay những ngày cao điểm, lượng công việc có thể tăng đột biến. Điều này có thể khiến nhân viên phải làm mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe, ví dụ như các vị trí như nhân viên phục vụ bàn, lễ tân, đầu bếp…. 

Tại nhiều NH-KS, nhân viên sẽ được quy đổi thời gian tăng ca sang hình thức nghỉ bù. Sau thời gian tăng ca giới hạn theo quy định của doanh nghiệp, có thể được quy đổi thành thời gian nghỉ bù trong một khoảng thời gian nhất định. Hoặc vào những thời điểm thấp điểm du lịch, thời gian làm việc mỗi ca của nhân viên có thể ngắn hơn bình thường… Những hình thức quy đổi trên hiện cũng đang được áp dụng tại khá nhiều NH-KS. Tùy tình hình thực tế, mỗi DN sẽ có những quy định cụ thể về vấn đề này. 

Chủ nhà hàng - khách sạn nên có cách sắp xếp và tính lương tăng ca sao cho hợp lý để không ảnh hưởng đến sức khỏe nhân viên. Đồng thời vẫn đảm bảo công việc được diễn ra thuận lợi..

 

Tags:
Lưu ngay cách tính lương tăng ca cho nhân viên Nh-KS
4.0 (190 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN