Muốn theo nghề đầu bếp, không được mắc bệnh gì?

Với đặc trưng là ngành dịch vụ ăn uống, muốn theo nghề đầu bếp, điều kiện đầu tiên là bạn phải đảm bảo các yêu cầu về sức khỏe. Vậy thì mắc bệnh gì thì không thể theo được nghề này? Trong quá trình làm việc, mắc chứng gì thì được yêu cầu nghỉ việc tạm thời để điều trị? Hoteljob.vn sẽ giúp bạn cập nhật những thông tin cần thiết.

Muốn theo nghề đầu bếp, không được mắc bệnh gì

Bị bệnh gì thì không thể theo nghề đầu bếp? (Ảnh nguồn Internet)

► Muốn theo nghề đầu bếp, không được mắc bệnh gì?

Trong Quy định của Bộ Y tế được ban hành năm 2007 về điều kiện sức khỏe đối với người theo nghề đầu bếp – người mắc những bệnh, các chứng bệnh truyền nhiễm sau đây sẽ không được tuyển dụng làm việc hoặc được yêu cầu nghỉ việc tạm thời để điều trị - hồi phục:

- Bị bệnh lao tiến triển nhưng chưa được điều trị.

- Bị bệnh viêm gan virus (viêm gan A, E)

- Bị viêm đường hô hấp cấp tính

- Mắc các bệnh tiêu chảy: lỵ, tả, thương hàn

- Mắc chứng són đái, són phân

- Bị các tổn thương ngoài da, nhiễm trùng

- Người lành mang trùng (Người không có các triệu chứng lâm sàng của bệnh đường ruột nhưng mang vi khuẩn gây bệnh, là nguồn lây nhiễm vi khuẩn ra môi trường, trong đó có thực phẩm.

Theo quy định thì người mắc bệnh viêm gan A và E mới không đáp ứng điều kiện được tuyển dụng. Tuy nhiên, một số khách sạn – nhà hàng vẫn áp dụng chính sách riêng – không tuyển dụng ứng viên mắc bệnh viêm gan B vì khả năng lan truyền bệnh qua đường máu. Thực tế, trong quá trình sơ chế, chế biến món ăn – người bị bệnh viêm gan B hoàn toàn có thể bị đứt tay, chảy máu… Đứng trên quan điểm, lập trường của thực khách – người trực tiếp thưởng thức các món ăn thì quy định riêng này của các khách sạn – nhà hàng không có gì sai trái.

Muốn theo nghề đầu bếp, không được mắc bệnh gì

Thực khách luôn mong muốn được thưởng thức những món ăn ngon, đảm bảo chất lượng – tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm (Ảnh nguồn Internet)

Tìm hiểu thêm: Chuyện Mất – Được khi theo nghề Khách sạn – Nhà hàng ứng viên cần biết

► Quy định về khám sức khỏe, theo dõi sức khoẻ người hành nghề bếp

Yêu cầu về khám sức khỏe, theo dõi sức khỏe đối với đầu bếp được quy định cụ thể như sau:

- Đầu bếp, phụ bếp sẽ được khám sức khỏe trước khi tuyển dụng, khám sức khỏe định kỳ theo quy định của từng khách sạn – nhà hàng.

- Ít nhất 6 tháng 1 lần, khách sạn – nhà hàng phải tổ chức xét nghiệm phân để xác định “người lành mang trùng” tại Trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện, tỉnh; bệnh viên đa khoa tuyến tỉnh…

- Các khách sạn – nhà hàng chỉ được phân công người không mắc các bệnh, chứng bệnh truyền nhiễm trên đảm nhận các vị trí công việc trực tiếp tiếp xúc với dụng cụ chế biến, nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm món ăn…

- Hồ sơ quản lý sức khỏe đầu bếp, phụ bếp gồm:

  • Sổ theo dõi kết quả xét nghiệm “người lành mang trùng”.
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm xác định “người lành mang trùng”.
  • Sổ theo dõi danh sách bệnh, các chứng truyền nhiễm.

- Các đơn vị khách sạn – nhà hàng có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên bộ phận bếp. Nếu phát hiện có nhân viên bị bệnh truyền nhiễm thì tạm thời cho nhân viên đó nghỉ việc cho đến khi điều trị khỏi bệnh, hồi phục sức khỏe về trạng thái bình thường hoặc chuyển sang làm việc tại bộ phận khác.

Muốn theo nghề đầu bếp, không được mắc bệnh gì

Trong quá trình làm việc, nhân viên bếp mắc một trong những bệnh truyền nhiễm theo quy định sẽ được cho nghỉ việc tạm thời để điều trị (Ảnh nguồn Internet)

Không phải ngẫu nhiên mà khi mắc các bệnh, chứng truyền nhiễm mà Hoteljob.vn đã đề cập ở phần trên – nhân viên bếp sẽ không được tuyển dụng hay được phép làm việc. Bởi một trong những tiêu chí quan trọng của ngành dịch vụ kinh doanh ăn uống là phải đảm bảo tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm. Và để đem đến những món ăn chất lượng, người đầu bếp phải có được sức khỏe tốt và không phải là nguồn cơn gây bệnh.

Với thông tin mà Hoteljob.vn đã cung cấp trong bài viết này, hy vọng sẽ giúp bạn đưa ra quyết định chọn nghề nghiệp đúng đắn cho bản thân. Nếu không may mắc phải một trong những bệnh này bạn hãy cận nhắc chọn một hướng đi khác phù hợp hơn. Bạn đừng “nhắm mắt” học liều vì chắc chắn sau này khi ra nghề, sẽ khó có đơn vị nào tuyển dụng bạn vào làm việc. Và khi đó bạn sẽ rơi vào tình trạng thất nghiệp...

Xem thêm: 5 mẹo hay giúp đầu bếp bảo quản dụng cụ làm việc đúng cách và an toàn

Ms.Smile

Tags:
Muốn theo nghề đầu bếp, không được mắc bệnh gì?
4.2 (252 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN