7 câu hỏi cần lời giải đáp cho ứng viên muốn trở thành đầu bếp

Bạn đang có ý định tham gia vào các lớp học nấu ăn, làm bánh hoặc thậm chí tìm kiếm ngay một cơ hội làm việc tại các căn bếp chuyên nghiệp để tích lũy kinh nghiệm? - Dù dự định của bạn là gì, có những điều bạn cần phải xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định tiến thêm bước nữa vào ngành Ẩm thực - trở thành đầu bếp.​

7 câu hỏi cần lời giải đáp cho ứng viên muốn trở thành đầu bếp
Nghề Bếp hiện có nhu cầu tuyển dụng cao và được nhiều bạn trẻ lựa chọn theo đuổi

Cơ hội việc làm nghề bếp cao

Một khi du lịch - khách sạn vẫn đang phát triển và mở rộng từng ngày thì ngành đầu bếp vẫn còn hot và cần nguồn nhân lực lớn. Bởi nhu cầu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, ăn uống, tận hưởng dịch vụ luôn có, thậm chí ở mức cao. 

Công việc đầu bếp vì thế mà có nhu cầu tuyển dụng cao, ở đa dạng vị trí và cấp bậc. 

Nghĩa là, chọn học nghề bếp, dù chính quy qua trường lớp hay vừa học vừa làm trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thì đều dễ dàng tìm kiếm cho mình một công việc tốt, với mức lương và đãi ngộ tương xứng.

Điểm danh 4 việc làm hấp dẫn nhất cho sinh viên ngành ẩm thực sau tốt nghiệp

Tự trả lời 7 câu hỏi sau trước khi muốn dấn thân vào nghề Bếp

Bên cạnh những khó khăn nghề bếp thường gặp, tồn tại rất nhiều thắc mắc xoay quanh công việc này mà bất kỳ người tìm việc nào cũng nên tìm hiểu trước khi ra quyết định theo đuổi hay không...

- Bạn có thể chịu được áp lực không?

Ngay cả khi bạn thực sự yêu thích và đam mê mãnh liệt với nghề Bếp - nhưng khi liên tục gặp phải những lời chê trách của cấp trên hay phàn nàn của khách hoặc khối lượng công việc quá nhiều, thời gian làm việc quá dài... khiến bản thân dễ chán nản và dần hình thành suy nghĩ từ bỏ. Ngành nghề nào cũng mang đến áp lực, nghề Bếp lại càng khó khăn và nặng nhọc hơn. 

Một đầu bếp giỏi không chỉ cần luôn chắc chắn rằng những món ăn mình làm nên hấp dẫn và ngon miệng, khiến khách hài lòng mà còn phải đảm bảo tất cả nguyên liệu được sử dụng trong chế biến đều tươi, sạch, rõ nguồn gốc; ngoài ra gian bếp cũng phải đáp ứng được các quy định, tiêu chuẩn riêng, nhất là vệ sinh và an toàn.

Bên cạnh đó, làm việc nhóm là một phần quan trọng trong bếp. Nếu một người không thành công trong khâu chuẩn bị hoặc chế biến mà họ được giao, toàn bộ quá trình sẽ bị ảnh hưởng. Món ăn sẽ ra muộn, khách hàng sẽ không hài lòng và bếp trưởng sẽ tỏ ra cáu kỉnh... Chưa kể sẽ có rất nhiều tình huống gây căng thẳng, áp lực khác trong khi làm việc, bị tạo ra bởi chính bạn, đồng nghiệp hay khách hàng.

Bạn nghĩ mình có thể làm quen và chấp nhận để vượt qua hết những áp lực của nghề đứng bếp?

- Bạn có thể làm việc bao nhiêu tiếng/ngày-tuần-tháng?

Không giống như nhiều công việc thuộc ngành khách sạn khác, dù làm theo ca nhưng cũng thường chỉ kéo dài trong 8 giờ đồng hồ, công việc bếp phải làm việc hàng chục tiếng mỗi ca, có khi còn được chia làm đêm, cuối tuần hoặc thậm chí trong ngày nghỉ (vì có việc phát sinh) do đó sẽ có rất ít thời gian dành cho gia đình.

Nếu là một đầu bếp bánh, bạn sẽ phải vào ca rất sớm để chuẩn bị thành phẩm phục vụ bữa sáng cho khách. Hay đầu bếp tại các khách sạn có dịch vụ room service 24/24h phải trực chiến thường xuyên để ra món ngay khi khách order... 

Nếu có thể làm việc khoảng 55-60 giờ mỗi tuần, bạn ắt hẳn là một ứng viên tiềm năng cho công việc này.

- Bạn có đủ khỏe?

Cầm dao hay lắc chảo liên tục là nhiệm vụ chính yếu của người đầu bếp. Nguyên liệu sơ chế quá nhiều, món ăn cần ra quá lớn yêu cầu dụng cụ làm việc vào hàng khủng cả về số lượng lẫn khối lượng. Điều này đôi khi gây khó khăn cho những ai sức khỏe yếu, thiếu sức bền và chịu áp lực kém. 

Môi trường làm việc nhiều khói bụi, nhiệt độ cao trong bếp cũng tiềm ẩn nguy cơ xảy ra những tai nạn ngoài ý muốn như bỏng nhiệt, bỏng lạnh, phồng da hay tổn thương các bộ phận khác của cơ thể, thậm chí có thể bị ung thư phổi hoặc các bệnh nghề nghiệp liên quan. 

Ngoài ra, đứng quá lâu hay di chuyển liên tục cũng là một trở ngại không nhỏ, đặc biệt là nữ giới. 

Liệu sức khỏe của bạn có cho phép đương đầu và vượt qua những điều này?

7 câu hỏi cần lời giải đáp cho ứng viên muốn trở thành đầu bếp
Khối lượng công việc nhiều, sức nặng lớn, áp lực cao... là những khó khăn khi chọn nghề bếp

- Xử lý ra sao với những lời mời mọc?

Đừng nghĩ làm trong khu vực bếp sẽ chỉ phải tiếp xúc với nhân viên thuộc bộ phận bếp. Và bạn dĩ nhiên hiểu rõ từ tính cách đến con người họ vì tiếp xúc trực tiếp mỗi ngày. Suy nghĩ này không hề đúng. Nhân viên bộ phận khác hay khách hàng, thậm chí chính nhân viên bếp với nhau cũng có thể gây hại cho bạn nếu họ hình thành suy nghĩ thiếu lành mạnh. Đó có thể là lời mời mọc có cánh cho một buổi đi chơi có mục đích - hay lợi dụng gây chia rẻ nội bộ - hoặc trao đổi đồ ăn cho một món đồ uống tương ứng với quầy bar, nhà hàng gây thất thoát chung... Cẩn thận với tất cả những cám dỗ có nguy cơ ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc hay gây nguy hiểm cho chính bạn và những người xung quanh!

- Đánh mất đam mê, phải làm sao?

Tương tự như việc áp lực quá nhiều, sẽ có lúc bạn tự hỏi vì sao mình chọn nghề. Đó có thể là khi bạn đã rất cố gắng nhưng không được thăng chức, tăng lương. Khi đó, bạn thường cảm thấy nản chí và muốn bỏ cuộc.

Thay vì chán nản, hãy cố nhớ lại lý do bạn bắt đầu - sẵn sàng học và tìm hiểu thêm những cách nấu nướng mới, decor đẹp. Nếu nhận thấy bản thân không còn tự tạo ra năng lượng, hãy dựa vào sự nhiệt huyết của các đồng nghiệp xung quanh để kéo mình lên. Các mối quan hệ trong căn bếp cũng quan trọng chẳng kém các quan hệ trong bất cứ môi trường công sở nào đâu đấy nhé!

- Bạn muốn thành công đến trong một sớm một chiều?

Đó là chuyện gần như không tưởng. Cũng giống như bất cứ công việc nào khác, bạn thường phải bắt đầu nghề này từ vị trí thấp nhất - Phụ bếp với các công việc cơ bản như: gọt củ, thái rau, băm thịt, lau sàn nhà… Không một ứng viên tìm việc bếp nào mới vào nghề có thể đòi hỏi nhà tuyển dụng phải sắp xếp cho mình được đứng bếp vì sở hữu tấm bằng đại học loại giỏi từ một trường danh giá nhưng chưa có kỹ năng nghiệp vụ nghề và kinh nghiệm làm việc thực tế. 

7 câu hỏi cần lời giải đáp cho ứng viên muốn trở thành đầu bếp
Để thành công đúng nghĩa, hãy bắt đầu từ vị trí cơ bản nhất trên hành trình thăng tiến của nghề

- Thế nào là đủ giỏi?

Nấu ăn không chỉ là một môn nghệ thuật mà còn là môn khoa học. Bạn phải không ngừng cập nhật xu hướng nấu ăn, chế biến thức ăn mới nhất, đi cùng với thị hiếu khách hàng. Bằng không sẽ tụt hậu và đánh mất vị trí “đầu bếp giỏi” của mình một cách nhanh chóng và dễ dàng. “Học, học nữa, học mãi” cũng là một lời khuyên hữu ích cho những ai muốn theo đuổi nghề này!

Tìm việc đầu bếp ở đâu?

Chính vì nhu cầu nhân sự cao nên ứng viên theo nghề bếp có thể dễ dàng tìm việc đầu bếp ở xung quanh nơi họ sinh sống. Đặc biệt là tại các trung tâm phát triển dịch vụ du lịch - khách sạn. Tuy nhiên, thay vì tự tìm kiếm rất mất thời gian và đôi khi còn bị lừa bởi những cá nhân, tổ chức có chủ đích, hay tìm phải công việc không cho chế độ tương xứng... Vậy nên, cần thiết tìm đến những trung gian hỗ trợ giới thiệu việc làm uy tín và chất lượng.

Hoteljob.vn là một ví dụ điển hình.

Nổi tiếng là website việc làm chuyên ngành khách sạn - nhà hàng & du lịch số 1 Việt Nam, Hoteljob thực hiện sứ mệnh kết nối nhanh chóng - hiệu quả nhà tuyển dụng tuyển người với ứng viên tìm việc. Mỗi ngày, website đăng mới hàng nghìn đầu việc, ở đa dạng vị trí và cấp bậc của hàng trăm cơ sở kinh doanh là các khách sạn, nhà hàng, quán cafe, công ty du lịch uy tín trên cả nước.

Bạn quan tâm và có nhu cầu tìm việc đầu bếp nhanh tay truy cập website Hoteljob.vn - tìm kiếm tin tuyển dụng bếp phù hợp và nộp hồ sơ ứng tuyển online miễn phí.

Quyết định của bạn là gì?

Bạn có thể chỉ coi nấu nướng như một sở thích. Song nếu muốn trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp và xem đó là nghề nghiệp của mình, hãy chuẩn bị thật kỹ vì nghề này quá nhiều vất vả và áp lực nhưng đôi khi lại không được công nhận xứng đáng và mức lương lại không quá cao.

Tuy nhiên, được làm công việc mình yêu thích và nhìn thấy thành quả qua sự hài lòng nơi khách hàng là trải nghiệm vô giá. Nghĩ về những điểm cộng và điểm trừ đó trước khi đưa ra quyết định đúng đắn, chúc bạn thành công với những công việc thuộc lĩnh vực nhà hàng, khách sạn nhé!

42 câu nói hay về nghề bếp và đồ ăn ngon truyền động lực mạnh mẽ

Ms. Smile

Tags:
7 câu hỏi cần lời giải đáp cho ứng viên muốn trở thành đầu bếp
4.4 (744 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN