Blackout dates là gì? Blackout dates có lợi cho khách sạn không?

Nhiều khách sạn hay cơ sở lưu trú áp dụng blackout dates trong tuần/tháng. Vậy blackout dates là gì? Blackout dates có lợi cho khách sạn không? Áp dụng blackout dates khi nào?... Nếu chưa có nhiều thông tin, cùng Hoteljob.vn tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây!

blackout dates là gì

 

Blackout dates là thuật ngữ khá lạ đối với nhân sự nghề khách sạn. Tuy nhiên, áp dụng đúng nó vào thực tế kinh doanh sẽ mang lại những cái lợi nhất định. Để không bỏ qua bất kỳ tips bán phòng hay sản phẩm, dịch vụ hay nào, Hotelier, nhất là quản lý, nhân viên đặt phòng hay lễ tân cần hiểu blackout dates là gì?

Blackout dates là gì?

Blackout dates dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “ngày cúp điện”. Trong lĩnh vực khách sạn - nhà hàng, blackout dates được hiểu là (những ngày) mà chủ nhà hay khách sạn, cơ sở kinh doanh lưu trú sẽ không bán phòng, thay vào đó, họ dùng thời gian đó để thực hiện các mục đích cá nhân như cho phép bản thân hay bạn bè, gia đình nghỉ dưỡng miễn phí hoặc giảm phí; dọn dẹp, sửa chữa, tân trang cơ sở vật chất… hoặc các mục đích khác có mang lại giá trị tích cực cho cơ sở. (1)

Ngoài ra, một số nơi khác coi blackout dates là những ngày mà mọi chương trình giảm giá hay khuyến mãi sẽ bị tạm dừng, do nhu cầu sử dụng của khách tăng cao, khả năng cạnh tranh bán sản phẩm, dịch vụ lớn. Do đó, thay vì giảm giá phòng hay các dịch vụ khác để tăng lượng khách, nhiều cơ sở thậm chí còn tăng giá để tăng doanh thu tiềm năng. Các ngày lễ lớn, sự kiện du lịch đặc biệt hay mùa cao điểm du lịch thường hay chọn để thiết lập “ngày cúp điện” trong trường hợp này. (2)

Tại Việt Nam, blackout dates được hiểu phổ biến với trường hợp (1) hơn.

Blackout dates có lợi cho khách sạn không?

Từ định nghĩa “Blackout dates là gì?”, có thể thấy, “ngày cúp điện” dường như không mang lại giá trị có lợi gì cho khách sạn hay cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú. Bởi, việc ngưng bán phòng tức là đang dừng lại công việc kinh doanh để tạo doanh thu, chứ chưa nói đến có lời. Ngoài ra, khi hiển thị “blackout dates” trên các nền tảng bán phòng hay quảng cáo trực tuyến thì khả năng cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến xếp hạng tìm kiếm của cơ sở. Blackout dates càng dài thì mức độ ảnh hưởng tiêu cực càng cao, doanh thu càng giảm.

Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là blackout dates không nên được áp dụng. Bởi, trải qua thời gian dài kinh doanh và vận hành, cơ sở nào cũng cần được “nghỉ ngơi” để mới - đẹp - có sức sống hơn, nhằm thu hút (thêm) khách tiềm năng. Trường hợp cho người thân hay bạn bè nghỉ dưỡng miễn phí cũng góp phần không nhỏ vào chiến lược marketing cho cơ sở, khi họ hài lòng và check-in lên mạng, review online hay giới thiệu người quen, đối tác của họ lựa chọn trải nghiệm khi có dịp. Như thế, blackout dates tuy không tạo ra doanh thu, thậm chí còn tốn thêm chi phí liên quan khác, ở thời điểm áp dụng nhưng vẫn mang lại giá trị tích cực, nhằm mục đích cải thiện chất lượng dịch vụ và trải nghiệm cho khách hàng, từ đó tăng danh tiếng, thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng, tăng doanh thu sau này cho cơ sở.

blackout dates là gì
Blackout dates là gì? - Blackout dates là "ngày cúp điện", ngưng hoạt động của khách sạn

Áp dụng Blackout dates khi nào?

Chọn đúng hay phù hợp các ngày blackout dates giúp khách sạn, cơ sở lưu trú đạt được những ích lợi kể trên. Vậy áp dụng blackout dates khi nào? Có cần phải chọn những “ngày cúp điện” lý tưởng không, hay cứ thích thì ngưng bán phòng, ngừng cung cấp dịch vụ?

Câu trả lời là có.

Chọn blackout dates chuẩn tức là đảm bảo chắc chắn rằng kế hoạch mà cơ sở sẽ thực hiện trong những “ngày cúp điện” đã lên lịch sẽ không trùng lặp với kế hoạch đặt phòng của khách tiềm năng. Nói một cách dễ hiểu, blackout dates nên rơi vào những ngày mà khả năng cao sẽ không có phòng nào được bán, hay không khách nào có ý định đặt.

Vậy cụ thể là khi nào? - Lý tưởng nhất chính là giai đoạn thấp điểm du lịch hay giữa tuần. Dựa vào tình hình bán phòng ở từng giai đoạn, thời điểm của tuần/tháng/năm/mùa trước đó để xác định “ngày cúp điện” phù hợp.

Có nên áp dụng Blackout dates?

Không phải cơ sở nào cũng nên hay muốn áp dụng blackout dates. Việc áp dụng hay không phụ thuộc vào kế hoạch kinh doanh và sửa chữa (nếu có), cũng như đối tượng khách tiềm năng hay sự linh hoạt trong lịch trình bán phòng của mỗi cơ sở.

Trên đây là lý giải blackout dates là gì và những thông tin liên quan, hy vọng hữu ích cho nhân sự nghề. Thuật ngữ này ngỡ không mấy quen nhưng hiện được khá nhiều cơ sở áp dụng do mang lại những ích lợi tiềm năng như phân tích.

​Ms. Smile

Tags:
Blackout dates là gì? Blackout dates có lợi cho khách sạn không?
4.7 (577 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN