Muốn thành đầu bếp: Nấu thạo cả những món mình không thích ăn!

Muốn thành đầu bếp: Nấu thạo cả những món mình không thích ăn!

​Bất kỳ ai trong số chúng ta đều có một danh sách riêng những món ăn mà mình không hề khoái khẩu. Đó có thể là những món chúng ta phải kiêng khem, là một trải nghiệm không dễ chịu với một nguyên liệu nào đó có trong món ăn hoặc đơn giản là món đó không thuộc sở thích của bạn… Điều này hoàn toàn bình thường.

Một vài chuyên gia ẩm thực lại không cho rằng như vậy. Họ tin rằng bất cứ món ăn nào cũng đều có thể trở nên hấp dẫn khi chúng ta quen dần với chúng. Tuy vậy, sự thật là mỗi người trong chúng ta đều có những nhận định và cảm nhận riêng về các món ăn mà mình không thích.

Những món ăn thường bị “từ chối” nhiều nhất là ruột gan, cá sống, thịt sống, những món ăn kỳ lạ như rắn hay trứng đà điệu, hoặc thậm chí đồ ăn quá cay, quá mặn… Bên cạnh đó, một vài người cũng “dị ứng” với những nguyên liệu rất đỗi bình thường như dừa, tỏi, bí, cà chua,…

Xử lý những món kém khoái khẩu như thế nào?

Đối với đầu bếp hay các học viên nấu ăn, những món ăn không ngon miệng có thể là một vấn đề khá lớn. Trong quá trình nấu nướng, bạn sẽ buộc phải sử dụng rất nhiều nguyên liệu khác nhau. Đôi khi, nguyên liệu mà khách hàng yêu thích và yêu cầu lại chính là thứ bạn không hề ưa thích. Điều này có nghĩa bạn phải học cách nấu, nếm xem mùi vị của nó như thế nào, nó nên được kết hợp với món nào và làm cách nào để tạo ra món ăn ngon miệng nhất.

Hãy thử những cách nấu ăn khác nhau. Thi thoảng, cách nấu khác nhau sẽ cho ra mùi vị khác nhau. Bằng cách thử nghiệm với nhiều lựa chọn khác nhau, bạn có thể tìm ra mẹo nấu nướng giúp bạn xóa bỏ cảm giác không dễ chịu đối với món ăn đó.

Hãy làm quen với nguyên liệu mà bạn không thích. Hẳn nhiên chẳng ai trong chúng ta yêu chân giò hay hàu ngay từ khi mới sinh ra cả. Nhưng những người thường xuyên ăn chúng sẽ thích chúng hơn nhiều so với những người mới chỉ ăn lần đầu tiên. Dành đủ thời gian làm quen với các món ăn, bạn sẽ nhìn thấy những giá trị tiềm ẩn đằng sau món ăn, từ đó hình thành sợi dây gắn kết giữa bạn và món ăn đó.

Luôn nhớ rằng thị hiếu và khẩu vị có thể thay đổi. Bạn có thể ghét một món ăn nào đó khi bạn còn nhỏ. Nhưng qua nhiều năm, bạn thử lại và có thể sẽ cảm thấy rất ngạc nhiên khi nhận ra rằng đó là một món ăn rất ngon. Nói một cách đơn giản, bạn có thể thấy món cá hấp thật khó nuốt nhưng có thể với phương pháp rán giòn, bạn lại thấy rằng cá là nguyên liệu ngon nhất trần đời thì sao?

Nhờ ai đó chuẩn bị nguyên liệu cho bạn. Tự tay mổ lấy nội tạng động vật hay lọc xương cá sẽ khiến bạn khó làm quen với món ăn. Ở thời điểm ban đầu, hãy nhờ ai đó giúp bạn đảm nhiệm phần này.

Tìm ra cách nào đó thay thế. Ví dụ, nếu bạn thực sự không thể chịu nổi mùi vị của tỏi, tại sao không thử các nguyên liệu khác với mùi vị tương tự như là hành tăm hay tỏi tây chẳng hạn. Dần dần, bạn có thể điều chỉnh cách nấu nướng của mình và ăn ngon miệng những món ăn trước đây bạn từng ghét.

Các khóa học nấu ăn không chỉ hướng dẫn bạn cách chuẩn bị đồ ăn mà còn chỉ bạn cách tận hưởng và thưởng thức chúng từ màu sắc cho đến mùi vị. Nếu bạn không chịu “mở lòng” và làm quen với tất cả các nguyên liệu, bạn sẽ tự đặt một vật cản cho mình trên con đường tìm việc làm bếp và trở thành đầu bếp chuyên nghiệp hoặc đơn giản, trên hành trình thưởng thức những món ăn thực sự tuyệt vời.

Xem thêm: “Vòng đời”của các dụng cụ làm bếp

Hoteljob.vn

Tags:
Muốn thành đầu bếp: Nấu thạo cả những món mình không thích ăn!
4.2 (322 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN