Nguyên tắc vệ sinh 5 vật dụng chuyên dụng trong gian Bếp nhà hàng

Dù là đầu bếp chính hay phụ bếp, nhân viên rửa bát cũng phải nắm rõ và tuân thủ những nguyên tắc vệ sinh các vật dụng thường dùng trong gian bếp, tránh gây hại cho món ăn và sức khỏe của chính mình.

nguyên tắc vệ sinh 5 vật dụng chuyên dụng trong gian bếp nhà hàng

Vệ sinh các vật dụng chuyên dụng trong gian bếp giúp hạn chế lây nhiễm vi khuẩn, bảo vệ sức khỏe cho đầu bếp và khách hàng

Bỏ qua nguyên tắc bảo quản dụng cụ làm việc chính yếu của đầu bếp như dao - thớt - xoong nồi - chảo, xoong nồi chống dính… trong gian bếp nhà hàng - khách sạn vẫn tồn tại những vật dụng chuyên dụng cần được làm sạch mỗi ngày mà đôi khi nhân viên bếp vẫn bỏ qua.

Dưới đây là nguyên tắc vệ sinh một số vật dụng chuyên dụng thường gặp trong gian bếp được Hoteljob.vn tổng hợp và chia sẻ đến bạn

- Bọt biển

Bọt biển hay giẻ, mút rửa bát tưởng không liên quan nhưng lại là thứ gây hại cho gian bếp vô cùng lớn. Việc hàng ngày dùng bọt biển để lau rửa các loại bát đĩa, ly tách hay xoong chảo, dao, thớt… (chứa cả thực phẩm chín lẫn sống) khiến chúng tích tụ rất nhiều vi khuẩn, mầm bệnh gây ngộ độc, đau bụng hay tiêu chảy… Ngoài ra, việc để bọt biển luôn ẩm ướt và ít khi được thay mới cũng là tác nhân gây hại cho gian bếp.

nguyên tắc vệ sinh 5 vật dụng chuyên dụng trong gian bếp nhà hàng

Vệ sinh đúng cách:

  • Đặt bọt biển vào lò vi sóng ở nhiệt độ cao trong khoảng 1 phút, việc làm này sẽ giúp tiêu diệt được gần như toàn bộ (khoảng 99,9%) vi khuẩn gây hại đang tích tụ. Tuy nhiên, chỉ được cho giẻ ướt, giẻ không có kim loại vào lò để tránh hiện tượng cháy nổ.
  • Ngâm giẻ vào dung dịch thuốc tẩy pha nước trong vòng khoảng 15-30 phút, sau đó xả bằng nước sạch rồi phơi khô dưới ánh nắng; thực hiện 3 lần/ tuần nếu muốn kéo dài thời gian sử dụng bọt biển.
  • Thực hiện thay giẻ mới 1 tháng/ 1 lần.

- Khăn, vải lau chùi bát đĩa

Bên cạnh các loại giẻ, mút hay bọt biển rửa bát; khăn, vải lau tay hay lau chùi bát đĩa, đồ bếp cũng là “tổ ấm” của vi khuẩn trong điều kiện môi trường bếp ẩm ướt. Việc dùng một chiếc khăn bẩn để lau tay hay lau bát đĩa chính là cách lây truyền vi khuẩn nhanh nhất cho người hay các đồ dùng khác trong bếp.

nguyên tắc vệ sinh 5 vật dụng chuyên dụng trong gian bếp nhà hàng

Vệ sinh đúng cách:

  • Hạn chế tối đa việc dùng chung khăn lau. Thực hiện phân loại rõ ràng chức năng của từng loại khăn như khăn lau bát đĩa, khăn lau bếp, khăn lau tay… Có thể sử dụng những chiếc khăn có màu sắc khác nhau để dễ nhận diện
  • Thường xuyên làm sạch và diệt khuẩn trên khăn bằng cách giặt với nước nóng ở nhiệt độ 900C; sau đó cho vào lò vi sóng trong nửa phút (nếu là khăn khô) hoặc 1 phút (nếu là khăn ướt).
  • Thực hiện thay khăn mới 1 tháng/ 1 lần

- Bồn rửa

Việc sử dụng bồn rửa bát cho quá nhiều các mục đích như rửa các loại thực phẩm và đồ dùng nhà bếp, rửa tay, giặt khăn lau… khiến bồn tích tụ đủ các loại hóa chất tẩy rửa từ bột giặt, chất tẩy vệ sinh, dầu bóng hay chất tẩy javen nhưng chính nó lại không được chú trọng làm vệ sinh hàng ngày. Một nghiên cứu cho thấy, 46% số bồn rửa bát tại các gian bếp là nơi trú ngụ của vi khuẩn với khoảng 77.000 con/ 1cm2, phổ biến nhất là E.Coli, vi khuẩn gây tiêu chảy, viêm phổi và viêm đường tiết niệu.

nguyên tắc vệ sinh 5 vật dụng chuyên dụng trong gian bếp nhà hàng

Vệ sinh đúng cách:

  • Thường xuyên tiến hành diệt khuẩn tại bồn rửa bằng dung dịch nước cọ rửa bồn chuyên dụng và nước Javen theo tỉ lệ 1 lít : 1 thìa; để dung dịch bám trên bề mặt bồn trong khoảng 10 phút rồi mới xả lại bằng nước sạch

- Cần gạt nước

Vật dụng này gần như luôn bị nhân viên bếp bỏ qua mỗi khi làm vệ sinh. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy cứ mỗi 1cm2 trên cần gạt nước sẽ có tới hơn 2.000 vi khuẩn. Đây được xem là vật trung gian gây lây nhiễm cho chính đầu bếp và thực phẩm nhanh chóng mặt.

nguyên tắc vệ sinh 5 vật dụng chuyên dụng trong gian bếp nhà hàng

Vệ sinh đúng cách:

  • Rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước chảy ít nhất 20 giây bao gồm cả trước, trong và sau khi làm bếp
  • Sử dụng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng có tính sát khuẩn để lau chùi cần gạt nước mỗi ngày.

- Lọ đựng gia vị

Lọ đựng gia vị cũng là vật dụng thường xuyên bị bỏ qua khi làm vệ sinh, dù nó được bạn cầm nắm liên tục trong ca làm việc. Các lọ gia vị để gần kề bên bếp nấu rất dễ bám dầu mỡ, bụi bẩn.. và điều đó khiến vi khuẩn sản sinh nhanh chóng; ngoài ra, việc vô tư dùng tay không lấy gia vị để ướp thực phẩm sống rồi lại dùng nó để nếm thức ăn chính trên bàn cũng làm tăng khả năng lây nhiểm vi khuẩn từ thức ăn sống sang thức ăn chín.

nguyên tắc vệ sinh 5 vật dụng chuyên dụng trong gian bếp nhà hàng

Vệ sinh đúng cách:

  • Sử dụng dung dịch khử trùng chuyên dụng để vệ sinh lọ gia vị thường xuyên
  • Luôn rửa tay sạch trước và sau khi chạm vào thức ăn, kể cả sống hay chín
  • Nếu được hãy bố trí nhiều hơn 1 bộ lọ đựng gia vị cho các khu vực liên quan trong gian bếp
  • Ưu tiên sử dụng lọ đựng gia vị bằng thủy tinh.

Nghề đầu bếp luôn đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận trong mọi thao tác, kể cả quy trình vệ sinh các vật dụng trong bếp. Nắm rõ những thông tin mà Hoteljob.vn chia sẻ trên đây sẽ giúp ứng viên tìm việc đầu bếp hay nhân sự trong nghề trang bị những kiến thức cơ bản hỗ trợ tốt cho công việc, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để tạo ra những món ăn chất lượng cao.

​Ms. Smile

Tags:
Nguyên tắc vệ sinh 5 vật dụng chuyên dụng trong gian Bếp nhà hàng
4.1 (901 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN