Nhà tuyển dụng muốn biết gì ở người tham khảo?

Thông tin về người tham khảo là một nội dung không thể thiếu trong CV xin việc của ứng viên. Người tham khảo của ứng viên có thể là thầy cô, sếp - người quản lý cũ… Thường thì nhà tuyển dụng sẽ muốn xác nhận thông tin với sếp hoặc quản lý cũ của ứng viên. Vậy nhà tuyển dụng muốn biết gì ở đối tượng người tham khảo này? Hãy tìm hiểu cùng Hoteljob.vn.

Nhà tuyển dụng muốn biết gì ở người tham khảo

Ảnh nguồn Internet

Sau khi đã xem CV, tiếp nhận thông tin từ ứng viên qua quá trình phỏng vấn và chấm được những ứng viên tiềm năng, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với sếp hoặc người quản lý cũ của ứng viên để tham chiếu – kiểm chứng thông tin. Đây là bước cuối cùng để nhà tuyển dụng để đưa ra quyết định lựa chọn ứng viên. Do đó mà “tiếng nói” của đối tượng người tham khảo này rất có trọng lượng. Nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi sếp – người quản lý cũ của bạn những câu hỏi như:

  • Ứng viên đã làm việc tại công ty anh/chị trong thời gian bao lâu?
  • Ứng viên đã đảm nhận vị trí gì? Nhiệm vụ chính là gì?
  • Điểm mạnh của ứng viên là gì?
  • Ứng viên có điểm nào cần cải thiện, phát triển hơn?
  • Anh/chị đánh giá như thế nào về hiệu quả làm việc của ứng viên? Nếu áp dụng thang điểm 10 thì ứng viên được mấy điểm?
  • Theo anh/chị thì môi trường làm việc nào phù hợp với ứng viên?
  • Vì sao ứng viên lại nghỉ việc?
  • Nếu anh/chị có công ty riêng có mời ứng viên cộng tác không?

Nhà tuyển dụng muốn biết gì ở người tham khảo

Ảnh nguồn Internet

Bạn muốn xem thêm: Bài mẫu giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh khi phỏng vấn khách sạn - nhà hàng

Bên cạnh đó, khi muốn biết thêm những thông tin về cá nhân ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ hỏi gián tiếp người tham khảo những câu hỏi như:

  • Anh/chị có thể mời ứng viên đi ăn tối nhà hàng cùng người thân của mình không?
  • Anh/chị có tin tưởng gửi con cái cho ứng viên này khi có việc bận không?
  • Nếu có quỹ hoạt động nào đó, anh/chị có giao tiền cho ứng viên quản lý tiền không?

Với những câu hỏi “tưởng có vẻ chẳng liên quan” và có phần bất ngờ như thế này, thực ra sẽ cho nhà tuyển dụng biết được người tham khảo nghĩ gì về ứng viên. Đôi khi không cần câu trả lời cụ thể, cách thức trả lời quả quyết nhanh chóng hay ậm ờ lấp lửng của người tham khảo cũng giúp nhà tuyển dụng nắm bắt được nhiều điều.

Nhà tuyển dụng muốn biết gì ở người tham khảo

Ảnh nguồn Internet

► Vì sao nhà tuyển dụng muốn kiểm chứng với người tham khảo là sếp – người quản lý cũ của ứng viên?

Hầu hết, các nhà tuyển dụng đều muốn ứng viên lựa chọn sếp hoặc người quản lý, giám sát trực tiếp công việc cũ làm người tham khảo. Vì đối tượng người tham khảo này sẽ cung cấp những thông tin khách quan nhất về ứng viên và ít bị chi phối phải đưa ra những đánh giá tích cực về ứng viên nếu họ thấy không xứng đáng. Ứng viên cần lưu ý là phải chọn người tham khảo có những hiểu biết đúng về khả năng của mình để chứng thực tốt nhất cho những đóng góp của bạn.

Xem thêm: Câu hỏi kết hoàn hảo cho buổi phỏng vấn

Ms.Smile

Tags:
Nhà tuyển dụng muốn biết gì ở người tham khảo?
4.3 (223 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN