Sinh viên làm thêm trả lương bao nhiêu là hợp lý? Được - Mất ra sao?

Chuyện sinh viên làm thêm không hiếm. Tìm việc làm thêm có thể vì tiền, vì trải nghiệm hoặc để học việc, lấy kinh nghiệm. Và dù xuất phát từ mục đích gì đi chăng nữa thì chuyện “lương lậu” hay đãi ngộ, môi trường làm việc thế nào, được - mất ra sao là mối quan tâm hàng đầu của tất thảy. Vậy theo bạn, sinh viên làm thêm trả lương bao nhiêu là hợp lý?

sinh viên làm thêm trả lương bao nhiêu là hợp lý, được - mất ra sao
Sinh viên làm thêm: Mức lương bao nhiêu và chuyện Được - Mất

Sinh viên làm thêm thường chọn công việc gì?

Bận lịch học, thời gian rảnh không cố định, thường bận chuyện trường lớp đột xuất là những lý do khiến cả sinh viên (người tìm việc) và cơ sở tuyển người e dè gặp nhau và hợp tác. Hơn nữa, những công việc văn phòng full time hay đòi hỏi nghiệp vụ, kinh nghiệm làm việc càng không phù hợp với sinh viên.

Khảo sát cho thấy, những công việc như phục vụ nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, trung tâm tiệc cưới; lễ tân, bảo vệ khách sạn ca đêm (thường tuyển nam); nhân viên bán hàng hay gia sư ở trung tâm, tại nhà, nhân viên telesale, nhân viên tư vấn bất động sản; tài xế công nghệ, shipper… thường được các bạn trẻ ưu tiên lựa chọn bởi yêu cầu công việc đơn giản, linh động thời gian, có thể xoay ca khi cần.

Sinh viên làm thêm trả lương bao nhiêu là hợp lý?

Đi làm - Nhận lương ai chả muốn. Nhưng nhận lương bao nhiêu, cao thấp thế nào, có tương xứng với sức lao động bỏ ra không lại là vấn đề cần bàn luận. Tiền lương trả cho sinh viên làm thêm càng là chủ đề gây tranh cãi nhiều năm qua.

Thực tế như câu chuyện mới đây được đăng tải trên mạng xã hội.

Chủ quán cơm ở Cần Thơ đăng tin tuyển nhân viên phục vụ cho quán với mức lương 100k/ buổi chừng 5 tiếng, tính ra khoảng 22k/h. Công việc thì ngoài chạy bàn còn phải dọn quán, rửa chén, phụ việc linh tinh theo kiểu “thấy gì làm đó”…

sinh viên làm thêm trả lương bao nhiêu là hợp lý, được - mất ra sao
Giải thích lý do không tuyển sinh viên, chủ quán cho biết vì sinh viên rất hay đi trễ do bận học, ham vui trốn việc đi chơi, thường nghịch điện thoại lại chỉ thích chạy bàn, không chịu làm các công việc phụ lặt vặt khác dù rảnh
 

Và dù lưu ý rất rõ rằng quán “Không tuyển sinh viên” nhưng bài đăng bất ngờ gây xôn xao trên mạng xã hội. Nhiều người lấy ví dụ này để bàn về “lương trả cho sinh viên làm thêm bao nhiêu là hợp lý?”

Dưới bài đăng, rất nhiều bình luận nổ ra xoay quanh chuyện làm và nhận.

Có kẻ õng ẹo chê thấp,

sinh viên làm thêm trả lương bao nhiêu là hợp lý, được - mất ra sao

 

… người tới tấp bảo cao

sinh viên làm thêm trả lương bao nhiêu là hợp lý, được - mất ra sao

 

Theo bạn, mức lương trả sinh viên làm thêm bao nhiêu là hợp lý?

Kết quả khảo sát nhiều nơi cho thấy, mức lương cơ bản hiện nay mà mỗi sinh viên có thể nhận được thường dao động trong khoảng trên dưới 15 đến 20 nghìn đồng/h. Sự chênh lệch mức lương tùy thuộc vào ngành nghề, công việc và khối lượng công việc, hiệu suất công việc, quy mô nơi làm việc, địa điểm nơi làm việc và kết quả thỏa thuận giữa 2 bên. Ngoài ra, tại một số nơi, dù làm thêm nhưng sinh viên cũng sẽ được xem như nhân viên chính thức, tức được nhận các khoản service charge, tip, thưởng lễ, tết, “thưởng nóng” nếu kinh doanh có lời. Tuy nhiên, tỷ lệ “ăn chia” thường cao thấp khác nhau so với nhân viên chính thức và dĩ nhiên, vẫn bị trừ lương, cắt thưởng nếu sai phạm. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu và hợp lý.

sinh viên làm thêm trả lương bao nhiêu là hợp lý, được - mất ra sao
Phục vụ bàn, bán hàng, gia sư, shipper, chạy grab... là những công việc làm thêm sinh viên phổ biến nhất

Trước khi tốt nghiệp, sinh viên NH-KS cần trang bị những gì để tìm việc thành công?

Muôn mặt được - mất chuyện sinh viên làm thêm

Có người làm thêm vì muốn có tiền trang trải cuộc sống. Người vì tò mò nên tìm công việc part-time để có thêm trải nghiệm. Số khác, thường là các bạn trẻ học ngành hospitality, đi làm thêm để học việc, tích lũy kinh nghiệm làm đẹp CV. Dù mục đích là gì thì chuyện sinh viên làm thêm vẫn tồn tại những được - mất nhất định không phải ai cũng nhìn ra.

+) Làm sai dĩ nhiên bị phạt và những cám dỗ vô hình khác…

Bị trừ lương, chủ/ khách quở trách sẽ xảy ra nếu làm sai, gây sự cố. Đó là quy định chung trong nội quy nhà hàng, áp dụng cho cả sinh viên làm thêm. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chỉ vì tan học muộn, tắc đường, xe hư… nên đến trễ, phản ứng lại khách vì họ có hành vi thiếu chừng mực hay tệ hơn một chút nữa là bể cái đĩa, rơi ly đồ uống… cũng sẽ quy vào các lỗi vi phạm phát sinh, chưa liệt kê. Nhẹ thì bị khiển trách, nặng thì trừ lương, mất ngày công. Nhiều bạn trẻ vì quá áp lực mà bỏ việc giữa chừng thì không được thanh toán lương đã làm trước đó với lý do nghỉ việc không báo trước, nguyên do nghỉ không chính đáng.

sinh viên làm thêm trả lương bao nhiêu là hợp lý, được - mất ra sao

Nhiều nơi còn lợi dụng sự ngây thơ, thiếu hiểu biết về Luật của sinh viên mà “bóc lột” sức lao động, giao làm nhiều việc hơn lúc tuyển, yêu cầu tăng ca, làm thêm giờ không lương với lời đề nghị “ở lại giúp cô một lúc nữa nhé, khách vô đông quá!”.

Thêm nữa, vì có quá ít thời gian cho nghỉ ngơi và học tập dẫn đến kết quả học sa sút, lên lớp không tập trung, cuối kỳ thi điểm kém, nợ môn, học lại… tốn thời gian, tốn cả tiền bạc.

Chưa kể, với những công việc mang lại thu nhập cao, nhiều bạn trẻ thiếu ý chí dần bị dần sa đà vào chuyện kiếm tiền rồi hưởng thụ, số khác bị lôi kéo vào những tệ nạn xã hội hay lối sống thiếu lành mạnh. Kết quả, bỏ bê việc học, ra trường trễ đến vài năm hoặc tệ hơn thì bỏ hẳn, phí mấy năm đèn sách. Chưa kể, nếu không may dính vào đường dây đa cấp thì coi như đi tong, tiền mất trắng, nợ chồng nợ, khủng hoảng tinh thần, vướng vòng lao lý.

Một điều nữa là, thời gian dành cho bản thân, gia đình và bạn bè sẽ ngày càng ít đi. Không còn những bữa ăn cuối tuần vui vẻ, không có những chuyến phượt xa hay dịp tụ tập tán ngẫu… Thanh xuân buồn chán, chỉ xoay quanh việc học và kiếm tiền.

sinh viên làm thêm trả lương bao nhiêu là hợp lý, được - mất ra sao
Nếu không đủ tính táo và kiên định, sinh viên làm thêm rất dễ bị sa ngã

+) Nhưng đủ tỉnh táo sẽ nhận lại “được” nhiều hơn mất

Thật ra, những hệ lụy không tốt trên đây chỉ va vào những ai thiếu ý chí và nhận thức. Họ dễ bị cám dỗ và không kiên định. Còn lại, dù khó khăn, vất vả là thế nhưng không ít sinh viên khi được hỏi có hối hận với quyết định đi làm thêm và muốn từ bỏ - đa số đều mỉm cười và trả lời “Không!”. Họ cho biết, bản thân làm sai, làm chưa tốt dĩ nhiên phải bị nhắc nhở, khiển trách, thậm chí trừ lương là điều dễ hiểu; nhưng bù lại, công việc làm thêm mang lại cho họ nhiều hơn những gì đã mất:

- Có thêm thu nhập trang trải việc học và các khoản chi phí sinh hoạt thường ngày là điều chắc chắn, đáp ứng mục tiêu gần của một số bạn sinh viên - xa hơn còn giúp nhận thức được giá trị của đồng tiền do chính mình làm ra, từ đó, biết cân nhắc trong chi tiêu;

- Biết sắp xếp thời gian khoa học, cân bằng giữa chuyện học và đi làm thêm, không quên dành khoảng trống hợp lý cho việc nghỉ ngơi và giải trí;

- Tạo dựng và phát triển nhiều mối quan hệ đồng nghiệp, bạn bè, anh-chị-em thân thiết cả trong và ngoài công việc, những người cho bạn kinh nghiệm phục vụ, kinh nghiệm sống bổ ích và vô cùng thực tế, điều mà không một sách vở hay tài liệu nào cung cấp;

- Tiếp xúc trực tiếp môi trường làm việc thực tế, làm quen với yêu cầu công việc đặc thù - học hỏi và hoàn thiện kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ làm hành trang phục vụ công việc trong tương lai; tự tin làm dày - đẹp CV để tìm việc nhanh chóng và tốt hơn sau ra trường;

- Luyện tập và thực hành trực tiếp với đồng nghiệp, cấp trên và khách hàng trong giao tiếp, nhất là giao tiếp bằng ngoại ngữ; kỹ năng cần thiết nếu muốn tìm việc và thăng tiến ở mọi ngành nghề;

- Rèn được độ “ì” trong công việc cần sự nhẫn nại, sức chịu đựng vô biên và khả năng kiềm nén cảm xúc cao;

- Mạnh dạn, khôn khéo hơn trong giao tiếp, làm việc nhóm; tự tin đưa ra ý kiến đóng góp cho những kế hoạch hay sự kiện, chương trình mới;

- Hình thành sự khéo léo, cẩn trọng, nhạy bén trong phán đoán tình huống và xử lý vấn đề phát sinh;

- Làm việc có tổ chức, tuân thủ theo quy trình chuẩn dưới sự giám sát của 3-4 người cấp trên, cầu thị, cầu toàn để cầu tiến nếu không muốn sớm bị đào thải…

sinh viên làm thêm trả lương bao nhiêu là hợp lý, được - mất ra sao
Làm thêm tạo thu nhập là mục đích chính của nhiều sinh viên
 

Sinh viên đi làm thêm là chuyện muôn thuở, là quyết định được cho là phù hợp và nên khuyến khích tham gia bởi những ích lợi nhìn thấy mà không ít bạn trẻ đã nhận lại được. Sinh viên theo học các ngành khách sạn - nhà hàng càng nên đi làm thêm để học hỏi và tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng. Đây là “cơ hội vàng” để bạn cọ xát với thực tế, được dạy bảo không công, thậm chí được trả tiền để học và hơn hết là được phép sai lầm để rút kinh nghiệm và phục vụ tốt hơn ở lần sau. Tuy nhiên, nói đi cũng nên nói lại, nhất định phải cân nhắc chuyện đi làm thêm công việc gì (ưu tiên lĩnh vực phù hợp với ngành học) - mức lương ra sao - chế độ thế nào - môi trường ổn không… và tuyệt đối không để ảnh hưởng đến chuyện học hành và thi cử.

Bạn là sinh viên và muốn tìm việc làm thêm? Truy cập Hoteljob.vn - tìm đến việc làm thêm hay việc làm part-tim - tìm kiếm tin tuyển dụng phù hợp và nộp hồ sơ ứng tuyển online miễn phí.

Kinh nghiệm tìm kiếm việc làm cho sinh viên mới ra trường ngành nhà hàng - khách sạn

​Ms. Smile

Sinh viên làm thêm trả lương bao nhiêu là hợp lý? Được - Mất ra sao?
4.6 (716 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN