Mục Tiêu Nghề Nghiệp Và 8 Điều Cần Biết Cho Ứng Viên Ngành Nhà Hàng - Khách Sạn

Mục tiêu nghề nghiệp là một trong những mục khá quan trọng trong CV xin việc, giúp ứng viên tạo ấn tượng ban đầu với nhà tuyển dụng khi tham gia ứng tuyển. Vậy mục tiêu nghề nghiệp là gì? Những mẫu mục tiêu nghề nghiệp (cả tiếng Việt và tiếng anh) chuẩn nhất hiện nay? Bài viết dưới đây của Hoteljob.vn sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này!

Mục tiêu nghề nghiệp là gì?

Mục tiêu nghề nghiệp - Career objective là một đoạn văn ngắn giới thiệu những dự định hay mong muốn đạt được trên con đường phát triển sự nghiệp của ứng viên, được trình bày trong CV xin việc gửi nhà tuyển dụng.

mục tiêu nghề nghiệp và 6 điều cần biết dành cho ứng viên ngành nhà hàng khách sạn
Bạn đã biết mục tiêu nghề nghiệp là gì?

 

Một mục tiêu nghề nghiệp “được lòng” nhà tuyển dụng cần ngắn gọn, rõ ràng, đi đúng trọng tâm và cho nhà tuyển dụng thấy được lý do vì sao họ nên tuyển bạn; tránh những mục tiêu là những lời mô tả quá chung chung.

Mục tiêu nghề nghiệp viết ở đâu? khi nào?

Như đã trình bày ở trên, khi đi xin việc, ứng viên sẽ trình bày mục tiêu nghề nghiệp của mình vào trong CV và gửi cho nhà tuyển dụng. Ngoài ra, bạn cũng có thể trình bày lại mục tiêu nghề nghiệp của mình ngay tại buổi phỏng vấn nếu được đề cập đến.

Một mục tiêu nghề nghiệp chuẩn trình bày những mục tiêu cụ thể, rõ ràng, đảm bảo thuyết phục được nhà tuyển dụng rằng bạn là ứng viên phù hợp nhất mà nhà hàng – khách sạn đó đang cần tuyển.

Đặt mục tiêu nghề nghiệp tại đâu trong CV?

Tùy ý muốn của người tìm việc để chọn vị trí trình bày mục tiêu nghề nghiệp trong CV cho phù hợp. Thông thường, nơi đẹp nhất để viết mục tiêu nghề nghiệp là ở những phần đầu tiên, ngay sau mục thông tin cá nhân và (hoặc) trình độ học vấn (nếu ngành học có liên quan đến vị trí ứng tuyển). 

NTD cần gì ở mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên?

Mọi thông tin được cung cấp trong CV đều được NTD khai thác để đánh giá và sàng lọc ứng viên. Mục tiêu nghề nghiệp cũng không ngoại lệ. Qua đây, NTD sẽ đánh giá xem:

- Ứng viên đó có phù hợp với vị trí mà doanh nghiệp đang tuyển hay không

- Ứng viên đó có mục tiêu phù hợp với mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp không

- Ứng viên đó có nghiêm túc ứng tuyến và dự định gắn bó lâu dài với doanh nghiệp không

- Tính cách của ứng viên đó thế nào, có phù hợp với văn hóa/ môi trường làm việc của doanh nghiệp không, có biết cách sắp xếp và lên kế hoạch cụ thể cho công việc không

- ...

Đánh giá sơ bộ và ấn tượng ban đầu giúp NTD đưa ra quyết định nên hay không đưa hồ sơ xin việc này vào vòng tiếp theo - liên hệ và đặt lịch phỏng vấn.

Mục tiêu nghề nghiệp chuẩn gồm mấy phần?

Mỗi ứng viên sẽ tự xác định cho mình một mục tiêu nghề nghiệp phù hợp. Tuy nhiên, các chuyên gia nhân sự khuyên bạn nên trình bày cụ thể mục tiêu nghề nghiệp của bạn theo 2 phần: mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.

  • Mục tiêu ngắn hạn: là những mục tiêu gần, có thể thay đổi liên tục để phù hợp với yêu cầu và mục đích công việc.
  • Mục tiêu dài hạn: là những mục tiêu bạn muốn đạt được trong tương lai xa hơn, mục này nên cố định và có khoảng thời gian hoàn thành cụ thể (ví dụ: 5 năm, 10 năm,…). Việc điều chỉnh các mục tiêu ngắn hạn phù hợp sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu dài hạn nhanh chóng và dễ dàng hơn.
mục tiêu nghề nghiệp và 6 điều cần biết dành cho ứng viên ngành nhà hàng khách sạn
Có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng giúp ứng viên gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

 

Mọi nhà tuyển dụng đều đánh giá cao những ứng viên xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp của mình. Bởi, một ứng viên tiềm năng và “được việc” là người luôn có kế hoạch và mục tiêu rõ ràng cho sự nghiệp của bản thân, và họ luôn biết cụ thể hóa mục tiêu của mình ra từng giai đoạn.

Mẫu Mục tiêu nghề nghiệp hay

  • Lễ tân: Trở thành nhân viên lễ tân của khách sạn ABC để áp dụng những kỹ năng và hiểu biết của bản thân đã tích lũy được trong 3 năm qua giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu và cung cấp đến khách hàng những dịch vụ tốt nhất, qua đó xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
  • Sales: Tôi mong muốn được làm việc trong môi trường cạnh tranh, nhiều thử thách để nâng cao các kỹ năng nghiệp vụ, kinh nghiệm bán hàng, kỹ năng giao tiếp và các mối quan hệ trong ngành được tích lũy trong 5 năm qua để không ngừng tăng lợi nhuận chung cho khách sạn và tăng thu nhập cho bản thân.
  • Kế toán: Tôi mong muốn lấy bằng ACCA trong 2 năm tới; không ngừng nâng cao nghiệp vụ bản thân và tiến lên vị trí Kế toán trưởng sau 5 năm làm việc và cống hiến; xác lập và vận hành quy trình kế toán lành mạnh, hiệu quả trong công ty.

Bạn cũng có thể áp dụng mục tiêu nghề nghiệp ngành nhà hàng - khách sạn theo mẫu sau:

  • Mục tiêu ngắn hạn: học lấy bằng hoặc một loại giấy tờ, một ngôn ngữ nào đấy,…;
  • Mục tiêu dài hạn: trở thành Trưởng nhóm bán hàng/ trưởng bộ phận/ giám sát … sau X năm làm việc và cống hiến tại nhà hàng, khách sạn ABC.

Mẫu mục tiêu nghề nghiệp bằng tiếng anh hay

  • My goal is become a Receptnist in ABC company to apply my skills and gain further experience while enhancing the company’s productivity and reputation.
  • Next year: To work hard and apply my available skills to achieve personal and organizational goals; And the next five years: To become Restaurant Manager.
  • To apply the experience of 10 years of customer care at the front desk, and the skills in communication and handling situations as a receptionist at ABC Company to increased benefits for myself, and the opportunity to help the company advance efficiently.
  • ...​
mục tiêu nghề nghiệp và 6 điều cần biết dành cho ứng viên ngành nhà hàng khách sạn
Mỗi vị trí khác nhau có cách viết mục tiêu nghề nghiệp riêng phù hợp

Một số lưu ý khi viết “Mục tiêu nghề nghiệp”

  • Mục tiêu nghề nghiệp cần ngắn gọn: chỉ cần từ 1-2 câu văn ngắn, khoảng từ 100 - 150 kí tự trình bày những dự định của bản thân liên quan đến vị trí ứng tuyển. Không một nhà tuyển dụng nào có thời gian và đủ kiên nhẫn để đọc hết một mục tiêu nghề nghiệp dài cả một trang giấy A4.
  • Mục tiêu nghề nghiệp phải hướng tới công ty đang ứng tuyển: hãy xác định những mục tiêu của bản thân song hành với việc thực hiện mục tiêu bạn sẽ đóng góp cho doanh nghiệp
  • Mục tiêu nghề nghiệp cần cụ thể: thay vì cứ trình bày chung chung là muốn trở thành nhân viên của công ty để được cống hiến hết mình, hãy chỉ rõ mong muốn được làm việc ở bộ phận/ lĩnh vực/ vị trí nào và kỳ vọng ra sao.
  • Không nên copy nguyên si mục tiêu nghề nghiệp “trôi nổi” trên mạng: thực trạng chung của nhiều ứng viên hiện nay là tìm và sao chép nguyên văn những mục tiêu nghề nghiệp có sẵn trên mạng mà không biết cách biến nó thành mục tiêu của mình.
  • Đừng quên trình bày rõ mục tiêu ngắn hạn, dài hạn nhé!

Trên đây là thông tin chia sẻ về mục tiêu nghề nghiệp và những vấn đề liên quan mà mọi ứng viên cần biết khi thiết kế CV xin việc. Một mục tiêu nghề nghiệp hay và ấn tượng giúp ứng viên ghi điểm mạnh mới NTD, dễ dàng vượt qua vòng sàng lọc và được gọi đặt lịch phỏng vấn. 

Hoteljob.vn chúc bạn tìm việc thành công!

Viết gì tại phần “Quá trình làm việc” trong CV để tạo ấn tượng cho Nhà tuyển dụng?​

Ms. Smile

Mục Tiêu Nghề Nghiệp Và 8 Điều Cần Biết Cho Ứng Viên Ngành Nhà Hàng - Khách Sạn
4.2 (442 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN