Muốn trở thành Quản lý khách sạn cần có thần kinh thép!

Quản trị khách sạn: Nghề làm dâu trăm họ

Vai trò của nhà quản lý khách sạn.

Thành công của một khách sạn không phải nằm ở nguồn vốn, cũng không phải nằm ở vấn đề công nghệ mà là một yếu tố khác: Nhân sự! Đặc biệt là đội ngũ quản lý.

Nhìn chung, đây là vị trí có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của khách sạn. Vì khách sạn là môi trường kinh doanh đặc biệt, vận hành đều đặn 24/24 nên các các nhà quản lý phải luôn luôn “lên dây cót” để có thể đối phó với tất cả những tình huống khẩn cấp, bất ngờ có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào và một bản lĩnh hơn người để đưa mọi hoạt động đi vào quỹ đạo.

Còn một vấn đề khác, đó là khả năng cân bằng giữa lợi nhuận và sự cần thiết trong duy trì các tiêu chuẩn dịch vụ. Để làm được điều này, các nhà quản lý phải có đầu óc kinh doanh nhạy bén, xem xét yếu tố đầu vào để khách sạn có doanh thu cao nhất và vẫn làm khách hàng cảm thấy hài lòng. Ngoài ra, vấn đề tầm nhìn cũng là tiêu chí để đánh giá nhà quản lý xuất sắc, tiêu chí này được thể hiện qua các xây dựng các mối quan hệ cũng như sự móc nối với các doanh nghiệp có liên quan để đảm bảo được nguồn khách cho khách sạn.

Nhiệm vụ cụ thể của nhà quản lý khách sạn

Khi đọc bản mô tả công việc của các quản lý khách sạn, không ít người cảm thấy “ngợp” trước trọng trách mà vị trí này phải đảm nhận. Thông thường, các nhà quản lý khách sạn (Hopitality manager) sẽ phải chịu trách nhiệm với những công việc sau:

  • Quản lý chung các vấn đề liên quan tới hành chính và nhân sự trong khách sạn.
  • Giám sát hoạt động của các bộ phận: tiền sảnh, buồng phòng, F&B, bếp, các dịch vụ giải trí, Spa,…
  • Người quyết định cuối cũng trong khâu xử lý các khiếu nại, phàn nàn của khách hàng.
  • Đảm bảo các tiêu chuẩn được đề ra bao gồm: sự hài lòng của khách hàng, chất lượng hàng hóa dịch vụ và chuyên môn của nhân viên.
  • Quản lý tỉ lệ phòng bán ra, công suất phòng để có những kế hoạch marketing phù hợp.
  • Quản lý và giám sát các vấn đề liên quan đến tài chính, ngân sách.
  • Chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp trước ban lãnh đạo và nhà đầu tư về tình hình kinh doanh của khách sạn.

Cơ hội nghề nghiệp rộng mở cho các nhà quản lý khách sạn

Tất nhiên, quyền lợi luôn đi kèm với nghĩa vụ. Khi bạn phải đảm nhiệm một trách nhiệm lớn tới vậy thì đương nhiên bạn sẽ nhận được mức lương trong mơ. Thế nhưng, có một nghịch lý trong nghề kinh doanh khách sạn tại Việt Nam đó là tình trạng “nhà đầu tư Việt- nhà quản lý ngoại”. Diễn giải một cách chính xác và dễ hiểu, các tập đoàn đầu tư Việt Nam không những phải bỏ vốn để xây dựng các khách sạn, khu nghỉ dưỡng chuẩn sao quốc tế mà còn phải mất thêm khoản chi phí rất lớn để mời các nhà quản trị khách sạn người nước ngoài về làm việc.

Vậy nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là gì? Câu trả lời là, do nhân sự chất lượng cao trong lĩnh vực quản trị khách sạn tại Việt Nam đang thiếu trầm trọng! Mặc dù nhân sự trong nghề rất nhiều nhưng thực sự, những nhà quản trị được đào tạo bài bản và có khả năng quản lý xuất sắc lại không nhiều, khiến các nhà đầu tư phải tìm tới các tập đoàn quản lý nước ngoài để chiêu mộ với mức giá cao.

Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách khách quan thì điều này chứng tỏ, thị trường khách sạn vẫn là mảnh đất màu mỡ dành cho những ai đam mê và mong muốn dấn thân vào nghề thú vị này. Khác với những nghề nghiệp khác, lĩnh vực kinh doanh khách sạn vẫn chưa bị bão hòa và vẫn đang trên con đường tìm kiếm các ứng viên tài năng.

Nếu bạn đang trên đường tìm kiếm một công việc Quản lí khách sạn để thỏa mãn niềm đam mê và chứng tỏ năng lực bản thân, hãy truy cập vào http://www.hoteljob.vn/tim-viec/quan-ly-dieu-hanh để có thông tin tuyển dụng những công việc Quản lý khách sạn mới nhất. Chúc các bạn thành công với lựa chọn của mình!

Ms. Smile

Tags:
Muốn trở thành Quản lý khách sạn cần có thần kinh thép!
4.5 (055 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN