MỤC LỤC
Trong ngành khách sạn - du lịch, việc nắm rõ các mùa vụ như Peak Season có vai trò cực kỳ quan trọng để tối ưu doanh thu, vận hành hiệu quả và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Vậy Peak Season là gì? Ảnh hưởng của nó ra sao? Và làm thế nào để tận dụng tối đa thời điểm vàng này? Cùng Hoteljob.vn tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!
Cùng với High Season, Peak Season nếu được khai thác triệt để sẽ đem lại doanh thu khủng, bùng nổ thương hiệu. Hiểu chính xác Peak Season là gì giúp cơ sở kết hợp với High Season để mang lại hiệu quả tối đa.
Peak Season là gì?
Peak Season dịch ra tiếng Việt là mùa cao điểm nhất, hay chính xác hơn là giai đoạn đỉnh điểm của mùa cao điểm (High Season) trong lĩnh vực khách sạn và du lịch. Đây là khoảng thời gian nhu cầu du lịch, lưu trú, giải trí tăng mạnh nhất trong năm, kéo theo công suất phòng luôn đạt mức tối đa, giá phòng, giá dịch vụ cũng tăng cao.
Đặc điểm của Peak Season là gì?
-
Thường trùng với các kỳ nghỉ lễ lớn, sự kiện đặc biệt hoặc dịp du lịch nổi bật.
-
Thời gian Peak Season có thể ngắn (vài ngày đến vài tuần) nhưng mang lại doanh thu vượt trội.
-
Nhu cầu đặt phòng, vé máy bay, tour du lịch tăng đột biến, tình trạng "cháy phòng", "cháy vé" diễn ra phổ biến.
Ví dụ về Peak Season tại Việt Nam
Thường thấy nhất là:
-
Dịp Tết Nguyên đán, nhất là các điểm đến như Đà Lạt, Phú Quốc, Nha Trang.
-
Dịp Lễ 30/4 - 1/5, các khu nghỉ dưởng, khách sạn thuộc các bãi biển miền Trung luôn trong tình trạng kín phòng.
-
Thời điểm tổ chức các sự kiện lớn như lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, Festival Huế, các giải thể thao quốc tế...
Phân biệt Peak Season và High Season trong ngành khách sạn
Dù thường được dùng thay thế nhau, nhưng giữa Peak Season và High Season vẫn có sự khác biệt nhất định, đặc biệt trong cách vận hành và hoạch định chiến lược của khách sạn. Sau đây là bảng phân biệt chi tiết cho 2 thuật ngữ đặc biệt này trong ngành khách sạn:
Tiêu chí |
High Season |
Peak Season |
---|---|---|
Khái niệm |
Mùa cao điểm du lịch, nhu cầu tăng ổn định theo chu kỳ trong năm. |
Đỉnh điểm ngắn hạn trong High Season, nhu cầu đạt cực đại. |
Thời gian kéo dài |
Thường kéo dài vài tháng (ví dụ: mùa hè ở vùng biển, mùa đông lạnh ở vùng núi). |
Thường chỉ diễn ra vài ngày đến vài tuần. |
Mức độ nhu cầu |
Cao hơn bình thường nhưng ổn định. |
Rất cao, dễ "cháy phòng", giá dịch vụ tăng mạnh. |
Ví dụ |
Mùa hè từ tháng 5 - 8 tại Đà Nẵng, Nha Trang. |
Dịp 30/4 - 1/5, Giáng sinh, Tết Nguyên đán. |
-
High Season là giai đoạn khách sạn duy trì lượng khách cao ổn định.
-
Peak Season là thời điểm đạt đỉnh trong High Season, khách đông nhất và giá phòng tăng mạnh nhất.
Việc phân biệt rõ hai khái niệm này giúp bộ phận kinh doanh, lễ tân, đặt phòng, quản lý khách sạn lập kế hoạch giá bán, nhân sự và dịch vụ hợp lý, tránh quá tải hoặc bỏ lỡ cơ hội tăng doanh thu vượt bậc.

Khách sạn cần làm gì để tận dụng Peak Season hiệu quả?
Để khai thác tối đa lợi ích từ Peak Season, khách sạn cần chủ động:
-
Xây dựng kế hoạch giá phòng linh hoạt, điều chỉnh giá theo từng giai đoạn cụ thể.
-
Tăng cường marketing, quảng bá sớm, nhất là trên các nền tảng OTA và mạng xã hội.
-
Đào tạo, bổ sung nhân sự tạm thời, đảm bảo chất lượng dịch vụ không bị ảnh hưởng khi lượng khách tăng mạnh.
-
Kiểm tra, bảo trì cơ sở vật chất định kỳ trước Peak Season để tránh sự cố.
-
Chú trọng dịch vụ chăm sóc khách hàng, tạo ấn tượng tốt để giữ chân khách quay lại.
Tóm lại, hiểu rõ khái niệm Peak Season là gì và cách phân biệt với High Season giúp khách sạn chủ động hơn trong vận hành, tối ưu doanh thu và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho du khách. Nếu bạn là quản lý khách sạn, nhân viên kinh doanh hay bất kỳ ai hoạt động trong lĩnh vực du lịch - lưu trú, hãy luôn theo dõi lịch Peak Season để lên kế hoạch marketing và vận hành phù hợp nhất.
Ms. Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên