“Sao tao thèm nghe khách chửi quá mày ơi…”

Đó là chia sẻ của một thành viên trên Group Nghề khách sạn - Tâm sự. Lướt xem những bài đăng cộng đồng ngành thời gian này mới thấy, có không ít Hotelier đã bắt đầu nhớ nghề da diết…

-*-*-*-*-*-

“Sao tao thèm nghe khách chửi quá mày ơi…”

 

Mới ngày nào, chuyện dịch bệnh như là việc ở xứ người. Hàng ngày xem tin tức, lướt mạng xã hội - cũng lo đó nhưng tháng vẫn làm đủ 26 công, thu nhập rủng rỉnh nên không khiến nhiều nhân sự ngành quá bận tâm.

Thế nhưng, khi tình hình dịch bệnh ngày một lan rộng - làm cho lượng khách từ các thị trường quốc tế chủ lực như Trung Quốc, Hàn Quốc… giảm sâu. Thêm vào đó, từ lúc Việt Nam bắt đầu xuất hiện ca bệnh cũng khiến khách nội địa ái ngại đi du lịch hơn. Càng đẩy hàng loạt khách sạn rơi vào thế “như ngồi trên đống lửa” vì công suất đặt phòng quá thấp. Doanh thu lèo tèo trong khi chi phí hàng tháng để một cơ sở lưu trú vận hành là con số không hề nhỏ nên nhiều khách sạn buộc phải tạm ngừng hoạt động, cho tất cả nhân viên nghỉ việc tạm thời…

“Cuộc chiến” với đại dịch viêm đường hô hấp cấp chưa biết bao giờ mới kết thúc, khoan vội liệt kê những con số thiệt hại kinh tế - hệ quả nhãn tiền là rất nhiều lao động ngành dịch vụ đã mất việc làm, nguồn thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình họ bị cắt đứt.

 

“Sao tao thèm nghe khách chửi quá mày ơi…”

Dịch Covid-19 khiến rất nhiều lao động ngành du lịch - khách sạn mất việc làm

 

Tính đến thời điểm này bạn đã rời xa bộ đồng phục khách sạn bao lâu? 

Được cho nghỉ việc, có bạn thì nhanh chóng tìm đến vùng vẫn an toàn với dịch để tìm việc. Có bạn thì khoác áo xanh, áo đỏ chuyển sang chạy xe ôm công nghệ, làm shipper. Có bạn thì khăn gói về quê với thầy u. Có bạn thì vẫn đang loay hoay chưa biết làm gì, quanh quẩn với 4 bức tường phòng trọ rồi ăn - ngủ - xem phim. Nhưng cảm xúc chung của không ít nhân sự ngành lúc này là bắt đầu nhớ nghề…

“Sao tao thèm nghe khách chửi quá mày ơi…”

 

“Sao tao thèm nghe khách chửi quá mày ơi…”

 

“Sao tao thèm nghe khách chửi quá mày ơi…”

 

Điều lạ trong thói quen của con người là khi mất điều gì đó thân thuộc, ta mới nhận ra nó quan trọng đến thế nào. Dù là những kỷ niệm không vui. Hơn nữa đó lại là công việc - là “cần câu cơm” nuôi sống ta hàng ngày… 

Ngày còn làm nghề, hàng ngày đi làm - nghe khách chửi vô cớ nhiều lúc tủi thân bật khóc, lại nghĩ “hay đổi nghề quách cho rồi” - “làm gì cái nghề đi làm dâu trăm họ”. Nhưng hôm khác có khách nước ngoài dễ thương tip hậu hĩnh, còn viết thư cảm ơn bằng tiếng Việt (theo hướng dẫn từ Google dịch) vì được phục vụ chu đáo là cảm thấy “chưa bao giờ yêu nghề như hôm nay” và huýt sáo vang một góc tầng lầu. Cứ thế, lúc buồn - lúc vui, tuổi nghề nhiều theo tháng năm.

Dù hơi khập khiễng khi so sánh giữa lý do chủ quan với khách quan - nhưng tình thế buộc phải tạm chia tay với nghề khách sạn lúc này cũng là lời nhắc cho chúng ta về việc hãy giữ gìn và trân trọng các mối quan hệ của mình. Đừng để phải nuối tiếc khi chia xa…


Thời điểm này, trước sự tấn công của virus Corona - “kẻ thù biết tên nhưng không thấy mặt”, hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ đang căng mình chống dịch. Biết hiện tại và trước mắt là muôn vàn khó khăn, nhưng bạn ơi hãy kiên nhẫn chút nhé. Nói như một nhân sự trong nghề: “Sau bão giông - trời lại sáng, còn hai tay ta sẽ còn sống được”. Những bạn vẫn may mắn còn được đi làm lúc này, hãy phục vụ khách hàng một cách tận tâm nhất có thể. Và chờ chúng tôi - khi nào dịch bệnh đi qua, chúng ta sẽ cùng trở lại mạnh mẽ hơn!

 

Hotelier cố lên!

Ms. Smile

Nhân viên khách sạn nên làm gì khi bị cắt công mùa dịch?

Tags:
“Sao tao thèm nghe khách chửi quá mày ơi…”
4.9 (939 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN