11 Thuật ngữ giá phòng khách sạn không phải nhân viên nào cũng biết

Bạn là dân lâu năm trong nghề hay mới tìm việc khách sạn? Vậy bạn có thể giải thích cụ thể giá BAR, BRG, LCR… là gì? Bài viết được Hoteljob.vn chia sẻ sau đây sẽ cùng bạn tìm hiểu về “11 thuật ngữ giá phòng khách sạn” – những thông tin quan trọng mà lễ tân, nhân viên đặt phòng hay nhân viên sales cần phải biết.

11 Thuật ngữ giá phòng khách sạn không phải nhân viên nào cũng biết

Bạn đã nắm được các thuật ngữ chỉ giá phòng khách sạn? (Ảnh nguồn Internet)

► BAR – Giá bán phòng tốt nhất

BAR - Giá bán phòng tốt nhất là mức giá đặt phòng thấp nhất trong ngày có thể bán cho khách. Thuật ngữ này được sử dụng để hạn chế sự nhầm lẫn cho khách khi khách sạn đang áp dụng nhiều chiến lược giá khác nhau.

Do đó mà khách lưu trú có thể trả nhiều mức giá khác nhau cho từng đêm ở tại khách sạn. Ví dụ khách đã đặt phòng 3 ngày và trong quá trình lưu trú, muốn ở thêm vài ngày nữa – trường hợp khách sạn vẫn còn trống phòng thì khách sẽ chỉ phải trả mức tiền phòng thấp hơn so với 3 ngày đầu.

► BRG – Cam kết giá tốt nhất

Cùng với chính sách giá BAR – các khách sạn thường kết hợp với BRG – Cam kết giá tốt nhất cho khách hàng đặt phòng trực tiếp qua website của khách sạn. Mục đích chính sách này là nhằm hướng khách hàng đặt phòng trực tiếp tại website khách sạn thay vì thông qua bên thứ 3 như OTA.

Nếu đã áp dụng BRG thì trong vòng 24 giờ sau khi đặt phòng, trường hợp khách tìm thấy được mức giá thấp hơn với cùng loại phòng, ngày đặt phòng thì khách hàng sẽ được giảm thêm. Nhiều khi giá BAR cũng bằng giá BRG.

11 Thuật ngữ giá phòng khách sạn không phải nhân viên nào cũng biết

Giá BRG được áp dụng để khuyến khích khách đặt phòng trực tiếp qua website khách sạn (Ảnh nguồn Internet)

► Dynamic Pricing – Giá linh hoạt

Giá linh hoạt là chiến lược giá hướng đến việc thu được lợi nhuận tốt nhất tại mọi thời điểm. Điểm mấu chốt của giá linh hoạt chính là việc có thể linh hoạt tùy chỉnh giá. Cùng hạng phòng khách sạn nhưng có thể bán với nhiều mức giá chênh lệch tùy những thời điểm khác nhau (mùa cao điểm – mùa thấp điểm, ngày trong tuần – cuối tuần…) theo nhu cầu thị trường khách.

Nhu cầu thị trường sẽ quyết định giá phòng thay đổi như thế nào, áp dụng cho nhiều nhóm khách khác nhau: khách lẻ, khách đoàn, khách công ty… Chính sách giá này còn thể được dùng cho khách hàng có thẻ thành viên của khách sạn như một cách chăm sóc khách hàng trung thành.

► LCR – Giá nội bộ dành cho công ty

LCR là mức giá nội bộ thỏa thuận khách sạn áp dụng cho đối tượng khách là công ty (tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tiệc…). Khi xây dựng hợp đồng giá nội bộ, khách sạn không nên áp cùng một mức giá cho nhiều công ty khác nhau mà cần phải xem xét ở nhiều khía cạnh (thời điểm, tính lâu dài…). Để đạt được mức giá LCR thích hợp thì khách sạn cần phải đàm phán riêng với từng công ty.

11 Thuật ngữ giá phòng khách sạn không phải nhân viên nào cũng biết

Khách doanh nghiệp thường sẽ được áp dụng mức nội bộ LCR (Ảnh nguồn Internet)

► Early Bird Discount – Giảm giá khi đặt phòng sớm

Các khách sạn thường sẽ áp dụng chính sách khuyến mãi Early Bird Discount khi muốn tăng lượng đặt phòng sớm – qua đó để tăng doanh thu, thông qua các kênh trực tiếp của khách sạn hoặc bên thứ 3. Thường thì nếu đặt phòng với giá Early Bird Discount, khách sẽ không được hoàn lại tiền – không đến đúng thời gian quy định, không được hưởng ưu đãi – khoảng thời gian từ lúc đặt đến nhận phòng thường từ 1 tuần đến 1 tháng.

► Negotiated Rate – Giá đàm phán

Khi “gắn bó” lâu với một khách sạn, thường thì các doanh nghiệp sẽ mong muốn tìm giá cạnh tranh, kinh tế hơn cho các dịch vụ phòng lưu trú, phòng họp, không gian hội nghị… Đứng ở góc độ là nhà cung cấp, thoạt nghe điều này dường như sẽ làm suy giảm doanh thu của khách sạn. Thế nhưng nếu các công ty thường xuyên “book” dịch vụ thì sự sụt giảm đó hoàn toàn có thể được bù trong cả năm. Do đó mà khách sạn cần áp dụng chính sách giá đàm phán cho các doanh nghiệp, tổ chức.

Yếu tố cốt lõi để khách sạn xây dựng chính sách giá đàm phàn tốt là chấp nhận làm giá linh hoạt, thương lượng mức giá mà cả 2 bên đều có lợi để giữ khách ở lại từ nằm này sang năm kia. Và đảm bảo mọi thỏa thuận được quy định thống nhất, rõ ràng trong hợp đồng được ký kết.

► Group Rate – Giá phòng khách đoàn

Thường thì các khách sạn sẽ dùng chính sách Group Rate với mức giá ưu đãi đặc biệt cho booking từ 5 phòng trở lên. Giá phòng khách đoàn thường áp dụng cho các công ty du lịch, khách tham dự hội nghị, khách là các liên đoàn thể thao – nghệ thuật, khách tham dự tiệc cưới – sự kiện nhóm của công ty… Giá Group Rate có lợi cho khách đặt phòng và cả khách sạn – đảm bảo lượng phòng bán được nhiều nhất có thể.

11 Thuật ngữ giá phòng khách sạn không phải nhân viên nào cũng biết

Khách đoàn đặt từ 5 phòng trở lên có thể hưởng chính sách giá Group Rate của khách sạn (Ảnh nguồn Internet)

► Open Pricing – Giá mở

Giá dịch vụ khách sạn có thể được linh hoạt thay đổi với nhiều cấp độ khác nhau, tùy theo từng thị trường mục tiêu và kênh phân phối – chính là giá mở. Mục đích của Open Pricing là để tối ưu hóa doanh thu – cho phép khách sạn giảm giá tạm thời để tăng công suất phòng trong giai đoạn thấp điểm.

► Net Rate – Giá thuần

Giá thuần chính là giá chưa bao gồm hoa hồng của các đại lý du lịch trực truyến phân phối phòng cho khách sạn. Các OTA, công ty tổ chức tour… có thể giữ mức giá như thỏa thuận với khách sạn hoặc nâng giá lên để bán - thu được lợi nhuận mong muốn.

11 Thuật ngữ giá phòng khách sạn không phải nhân viên nào cũng biết

Net Rate là giá thuần chưa tính phí hoa hồng bán qua bên thứ 3 (Ảnh nguồn Internet)

► Rack Rate – Giá bán cao nhất

Trong việc xây dựng chính sách giá phòng cho khách sạn, Rack Rate rất quan trọng. Giá bán cao nhất chính là cơ sở để xác định các chính sách giá khác theo sau.

Khi xác định Rack Rate, cần tách ra cho các loại phòng khách sạn riêng biệt và dựa trên nhiều yếu tố khác nhau: công suất phòng hiện tại và tương lai; hợp đồng với khách công ty – đối tác; ưu đãi – giảm giá mùa thấp điểm… để đảm bảo doanh thu luôn tối ưu.

► Rate Parity – Giá cân bằng

Hiểu một cách đơn giản, giá cân bằng là mức giá như nhau khách sạn áp dụng cho tất cả các bên phân phối phòng của mình. Nếu dùng chính sách giá này thì khách sạn sẽ quảng bá được trên nhiều kênh khác nhau nhưng đồng thời cũng khuyến khích khách tiềm năng đặt phòng trực tiếp để khách sạn không mất phí hoa hồng cho bên thứ 3. Chính sách giá cân bằng này có tác dụng thúc đẩy lòng trung thành các khách hàng theo thời gian và tác động tích cực đến thương hiệu khách sạn.

Những thông tin được Hoteljob.vn chia sẻ về 11 thuật ngữ giá phòng khách sạn trên đây mong rằng sẽ hữu ích với bạn. Mời bạn thường xuyên theo dõi chuyên mục “Cẩm nang nghề” của Hoteljob.vn để cập nhật các tin tức, bài viết liên quan đến chuyên ngành Khách sạn – Nhà hàng – Du lịch.

Ms.Smile

Tags:
11 Thuật ngữ giá phòng khách sạn không phải nhân viên nào cũng biết
4.6 (106 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN