[HOT] Hoteljob.vn dự báo thị trường lao động ngành khách sạn năm 2020

Theo bạn, đến năm 2020, tình hình du lịch của Việt Nam sẽ thế nào - những nghề, bộ phận nào của ngành khách sạn, nhà hàng sẽ hot và khát nhân sự nhất - mức lương và chế độ đãi ngộ tương ứng ra sao - cơ hội thăng tiến thế nào...? Nếu chưa có nhiều cơ sở kết luận - hãy để Hoteljob.vn giúp bạn dự báo thị trường lao động ngành khách sạn trong năm tới nhé!

hoteljob.vn dự báo thị trường lao động ngành khách sạn năm 2020
Theo bạn, thị trường lao động ngành khách sạn năm 2020 diễn biến thế nào?

 

Là website việc làm khách sạn - nhà hàng & du lịch uy tín và lớn nhất Việt Nam, Hoteljob.vn luôn là địa chỉ tìm việc và tìm người đầu tiên và thường xuyên mà nhân sự ngành cũng như các doanh nghiệp tuyển dụng tìm đến. Với khoảng 10.000 đầu việc hiện được đăng tuyển, Hoteljob.vn hoàn toàn có cơ sở để đưa ra những nhận định và dự báo thiết thực nhất về thị trường lao động ngành khách sạn trong tương lai gần, ít nhất là năm 2020 tới - tạo nguồn tham khảo hữu ích để ứng viên cân nhắc lựa chọn và nộp hồ sơ ứng tuyển vào các vị trí tiềm năng, phù hợp.

Tham khảo thêm: Nhóm nghề khách sạn - nhà hàng nào đang tuyển dụng nhân sự nhiều nhất năm 2019?


♦ Tiếp tục thiếu hụt nhân sự đa cấp bậc do lượng khách du lịch tăng cao

Ở thời điểm hiện tại, các nhà đầu tư và quản lý cấp cao ngành khách sạn cần có cái nhìn thực tế về “nghịch lý khách quốc tế đến Việt Nam liên tục đạt kỷ lục - vì sao khách sạn nào cũng than ế?”. Điều này có thể gây nên quyết định cắt giảm nhân sự ở một số, thậm chí nhiều cơ sở lưu trú khi vắng khách.

Tuy nhiên, nếu nhìn ở khía cạnh khác, sự thật là du lịch Việt Nam những năm qua đang phát triển vượt bậc và dần khẳng định chỗ đứng của mình trên bản đồ du lịch thế giới. Bằng chứng là Việt Nam nói chung và hàng loạt các đại diện kinh doanh du lịch cụ thể nói riêng liên tục được vinh danh ở các hạng mục, danh hiệu mang tầm cỡ khu vực và quốc tế, góp phần quảng bá hình ảnh du lịch nước nhà ra rộng hơn, xa hơn đến du khách trên toàn cầu, từ đó, thu hút thêm nhiều hơn nữa lượng khách tham quan đến Việt Nam. Lúc đó, rõ ràng, nhu cầu sử dụng dịch vụ như ăn uống, ngủ nghỉ hay vui chơi giải trí dĩ nhiên sẽ tăng cao kéo theo nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành khách sạn và liên quan trở nên nhiều và cấp bách. Thống kê cho thấy, với tốc độ tăng trưởng du lịch như hiện nay, nước ta cần đào tạo thêm 25.000 lao động mới mỗi năm, đồng thời phải liên tục đào tạo tiếp và bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đang làm nghề - đào thải người không được việc, tuyển nhân sự mới phù hợp hơn. 

Cụ thể, ở thời điểm hiện tại (11/2019), trên website Hoteljob.vn, có đến 9.718 việc làm ngành, trong đó, nhiều nhất phải kể đến các nghề, bộ phận như: Ẩm thực/ bàn/ bar - Lễ tân/ thu ngân/ đặt phòng - Bếp - Sale/ Marketing - Buồng - Quản lý điều hành... đây là những vị trí công việc đặc thù và có nhu cầu tuyển dụng cao nhất của ngành với mức lương và chế độ đãi ngộ tương xứng cùng cơ hội thăng tiến tương đối rộng mở.

hoteljob.vn dự báo thị trường lao động ngành khách sạn năm 2020
Gần 10.000 việc làm nghề khách sạn đang được tuyển trên website Hoteljob.vn

 

=> Ứng viên tìm việc khách sạn - nhà hàng muốn ứng tuyển nhanh, có việc ngay thì nhanh tay truy cập vào website - tìm đến tin tuyển dụng phù hợp và nộp hồ sơ ứng tuyển online miễn phí.

=> Nhà tuyển dụng muốn tìm người nhanh và chất lượng cũng hãy liên hệ ngay với Hoteljob.vn để được tư vấn - hỗ trợ tạo gian tuyển dụng để nhận hồ sơ ứng tuyển phù hợp.

=> Đặc biệt, với app tìm việc Hoteljob.vn - cả ứng viên và nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm thông tin - tìm việc/ tìm người. Link tải app mobile cho hệ điều hành Androi (tại đây) - và IOS (tại đây)


♦ Viễn cảnh thị trường lao động ngành khách sạn năm 2020 thế nào?

Nhận định từ các chuyên gia đầu ngành và Giám đốc Công ty TNHH MTV Santa, đơn vị sở hữu và quản lý website Hoteljob.vn - thị trường lao động ngành khách sạn năm 2020 sẽ vẫn:

- Tiếp tục thiếu hụt lao động, đặc biệt là lao động có kinh nghiệm, tay nghề và ngoại ngữ;

- Thiếu nghiêm trọng lao động phổ thông, tay chân trong ngành do phải cạnh tranh với các ngành, nghề khác mà cụ thể nhất là chạy grab, bán hàng online hay công nhân nhà máy do đầu tư FDI tăng và ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung dẫn đến dòng đầu tư và hàng hóa chuyển đến Việt Nam ngày càng nhiều hơn;

- Các nghề, bộ phận tiếp tục hot của ngành vẫn là lễ tân, sales & marketing, đặc biệt là sales OTA, bartender, phục vụ nhà hàng và quản trị nhân sự sẽ có nhiều triển vọng, thu nhập không ngừng tăng cao;

- Đội ngũ nhân sự cao cấp sẽ ngày càng trưởng thành, tiệm cận với trình độ quản lý, lãnh đạo quốc tế. Quản lý người Việt sẽ từng bước thay thế chuyên gia ở các khách sạn lớn, tập đoàn khách sạn;

- Sẽ có thêm nhiều quản lý người nước ngoài "chuyên gia tự do" tìm đến Việt Nam xin việc làm do sức hút của du lịch và điều kiện sống tại Việt nam. Các quốc tịch Âu, Mỹ, Singapore, Hongkong được ưa chuộng nhất. Khó tìm việc nhất là chuyên gia từ Tây Á gồm các nước Ấn Độ, Srilanka do khác biệt văn hóa, quan điểm;

- Mức lương, thu nhập có thể sẽ buộc phải điều chỉnh tăng 8 đến 10% theo đà lạm phát và cạnh tranh với các ngành nghề khác, hình thành mặt bằng lương mới cho toàn ngành;

- Các vùng trọng điểm du lịch mới nổi, đang được đầu tư cấp tập sẽ đặc biệt hút lao động và căng thẳng nguồn cung gồm: Sapa, Hạ Long, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Cam Ranh, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đà Lạt, Sài Gòn, Phú Quốc;

- Những đề xuất, phương án giảm giờ làm, tăng ngày nghỉ... được đưa ra ở nghị trường sẽ ảnh hưởng mạnh đến quan hệ cung cầu về lao động và chi phí nhân sự cho doanh nghiệp. Tăng 1 ngày nghỉ tuần, đồng nghĩa với nhu cầu nhân sự tăng khoảng 15% để bù lấp, chi phí nhân sự tăng khoảng 20% do không chỉ có lương hàng tháng. Các khách sạn, nhà hàng sẽ gặp nhiều vấn đề đau đầu, nan giải hơn nữa. Nhiều doanh nghiệp sẽ phải "vơ bèo vạt tép" cho đủ người làm, có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của ngành nói chung.

hoteljob.vn dự báo thị trường lao động ngành khách sạn năm 2020
Ẩm thực/ bàn/ bar hay lễ tân, sales sẽ là những nghề cần nguồn nhân lực lớn năm 2020 (Ảnh nguồn Internet)

​♦ Cần làm gì để thu hút và nâng cao chất lượng nguồn nhân sự?

Để chất lượng nguồn nhân lực phát triển đồng bộ và tỉ lệ thuận với sự phát triển của ngành du lịch nói chung, cần có sự quan tâm và quản lý, giám sát thực hiện sát sao của cơ quan ban ngành, đồng thời có “sự hợp tác cùng phát triển” giữa doanh nghiệp và người lao động. Muốn vậy thì:

- Các chính sách, quy định về nội quy công việc, đào tạo nghề, tiêu chuẩn tuyển dụng, chính sách lương thưởng và chế độ đãi ngộ cần rõ ràng và xứng đáng, tạo điều kiện để nhân viên hoàn thiện và đáp ứng tốt yêu cầu công việc, yêu và hài lòng với nghề đã chọn, không ngừng phấn đấu để phát triển sự nghiệp, làm tiền đề để doanh nghiệp phát triển;

- Tăng cường đào tạo nguồn kể cả LĐPT lẫn nhân sự cao cấp. Các trường, trung tâm đào tạo nghề khách sạn tăng cường về các trường PTTH để tuyển sinh, cam kết có việc làm/ thu nhập ngay từ khi đang học, tiếp tục quảng bá cho học viên, nhân viên trong nghề thấy cơ hội phát triển, thăng tiến;

- Các khách sạn 4, 5 sao, chuyên nghiệp, có văn hóa doanh nghiệp tốt, chế độ đãi ngộ ổn định, "quý người" sẽ giữ được nguồn lao động ổn định. Các khách sạn, kể cả tập đoàn lớn mà chưa làm cho người lao động, đặc biệt là nhân sự cao cấp yên tâm làm việc sẽ tiếp tục có sự thay đổi, ra vào thường xuyên. Giải pháp là tạo quy trình, quy chế hợp lý, lấy người lao động làm trung tâm, quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần cho họ để giữ người và gắn bó hơn. Có thể xây hệ thống lương thưởng theo thâm niên, gắn thu nhập người lao động với doanh số, lợi nhuận của doanh nghiệp (profit share) ...

hoteljob.vn dự báo thị trường lao động ngành khách sạn năm 2020
Muốn giữ được người tài, doanh nghiệp cần khiến/ giúp họ yên tâm làm việc và cống hiến (Ảnh nguồn Internet)

--------------------------------

Trên các fanpage, group của Hoteljob.vn như Nhà Quản Lý Khách Sạn, Nghề Khách Sạn, Nghề Khách Sạn - Tâm Sự, hay Housekeeping/ Buồng phòng, phần đa nhân sự nghề chia sẻ rằng dù yêu thích công việc dịch vụ nhưng họ chưa thực sự hài lòng với chế độ đãi ngộ và văn hóa doanh nghiệp, chưa nhìn thấy nhiều cơ hội thăng tiến ở các đơn vị kinh doanh du lịch đang theo làm, nhất là các cơ sở tư nhân, bộ máy quản lý nhân sự còn lỏng lẻo, thiếu nhất quán... mà nếu không được “khai thông” thì khả năng cao họ sẽ nhảy việc, thậm chí chuyển ngành, đổi nghề...

​Ms. Smile

Tags:
[HOT] Hoteljob.vn dự báo thị trường lao động ngành khách sạn năm 2020
4.5 (185 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN