Kinh nghiệm quản lý: Khi cấp dưới giỏi hơn mình?

Trong các bài viết trước, chúng tôi đã chia sẻ sự khác biệt khi một quản lý nhà hàng gặp người cấp dưới có kỹ năng giỏi hơn mình, chắc chắn sẽ cảm thấy khó khăn trong lúc làm việc. Vậy người này cần làm gì để hoàn thành tốt công việc của mình đồng thời kết nối tốt với các đồng nghiệp.

Sẵn sàng đương đầu

Những quyết định trong kinh doanh nhà hàng rất khó để thực hiện một cách lý trí được, cần phải bắt tay vào thực hiện mới tích lũy được kinh nghiệm. Chính bởi lẽ đó, một người quản lý nhà hàng dù gặp bất cứ vấn đề gì khi nhân viên cấp dưới giỏi hơn cũng không cần nao núng.

Hãy đừng trốn tránh, hay sợ hãi, vì khi bạn để lộ cảm xúc đó, những nhân viên sẽ có cảm xúc tương tự và hiệu quả công việc cũng không đạt được như mong muốn. Thêm nữa, bạn sẽ lo lắng và bỏ bê những công việc, nhân viên xung quanh khác, chắc chắn sẽ biến bạn thành người quản lý thiếu khách quan, không làm việc hiệu quả được.

Sau cùng, hãy tham khảo ý kiến của các nhân viên cũng như lãnh đạo, lắng nghe phản hồi của họ về bạn, một cách chân thành và khách quan, bạn sẽ nhận được những ý kiến đúng đắn. Từ đó bạn hãy khắc phục nếu bản thân có sai sót và tự tin hơn nếu như được đánh giá cao, và đưa ra quyết định của mình một cách đúng đắn.

Không quên nâng cao kiến thức của bản thân

Mấu chốt của vấn đề này thực sự là việc bạn cảm thấy bản thân còn thua kém đồng nghiệp của mình. Giải quyết vấn đề rất đơn giản, chỉ cần nâng cao các kiến thức của bản thân, bạn sẽ xóa đi rào cản đó và đánh dấu sự phát triển mới, phù hợp với năng lực của mình, cũng như tạo hiệu quả bền lâu trong công việc.

Cách nhanh nhất, hãy chủ động học hỏi những nhân viên của bạn, có thể bạn không phải người chuyên sâu trong lĩnh vực này nhưng việc luôn biết cách giải quyết vấn đề thực sự rất quan trọng. Có thể, không thành thạo những cần có sự hiểu biết tổng hợp đế nắm được vấn đề mấu chốt, và đạt được hiệu quả công việc.

Học tập theo các nhà hàng ở Mỹ, những người quản lý ở đó thực sự giỏi khi học pha chế, nấu nướng và trải nghiệm nhiều công việc khác nhau trước khi thực sự làm công việc quản lý và nghĩ đến câu chuyện thăng tiến. Đồng thời, bạn có thể bổ sung kiến thức bằng việc đi học các chứng chỉ, để bản thân vừa có sự công nhận, vừa có sự tự tin, giao tiếp, kết nối, giúp cho khoảng cách kiến thức trở nên rút ngắn, tinh thần cầu tiến sẽ giúp bạn gặt hái được lợi ích, thành công cao hơn.

Chúc các nhà quản lý luôn thành công, bản lĩnh nhé!

 

Tags:
Kinh nghiệm quản lý: Khi cấp dưới giỏi hơn mình?
4.5 (845 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN