Ứng xử thế nào khi thăng tiến từ nhân viên lên Sếp?

Thăng tiến là chuyện vui nhưng cớ sao lại trở thành áp lực và sợ hãi. Nhiều người thậm chí còn chán nản hay stress đến mức xin từ chức về lại làm công nhân hoặc có khi bỏ việc. Tại sao vậy? Ứng xử thế nào khi thăng tiến từ nhân viên lên Sếp? Cùng Ms. Smile đi tìm giải pháp hữu hiệu nhé!

ứng xử thế nào khi thăng tiến từ nhân viên lên sếp

Áp lực khi thăng tiến!

Một thành viên đã đăng ẩn danh đoạn status ngắn trên Nghề Khách Sạn - Tâm Sự, group tâm sự dành riêng cho nhân sự ngành, hỏi rằng:

ứng xử thế nào khi thăng tiến từ nhân viên lên sếp

Qua đây có thể thấy, bạn ấy đăng bài không chỉ để xin lời khuyên, góp ý từ những anh, chị đi trước; mà còn như muốn giải bày tâm tư, xả bớt stress vì “niềm vui ngắn chẳng tày gang” khi nhiều ngày qua hoang mang chưa biết phải ứng xử như thế nào cho vẹn toàn.

Đó cũng là “khó khăn” chung của không ít bạn trẻ, khi quả ngọt vừa chín sau thời gian cống hiến và hoàn thiện để được cất nhắc lên chức thì lại nhận về toàn những xì xầm, không phục của cấp dưới, từng là đồng nghiệp.

Người thì quá trẻ, thâm niên chưa lâu nhưng lại trên quyền những bậc cô chú hàng chục năm lao động – Có người bị đồn lên chức nhờ quan hệ, người thân của cấp trên hay tình tứ với sếp để được lợi…

Ứng xử thế nào khi thăng tiến từ nhân viên lên Sếp?

Bỏ qua những cá nhân đi lên bằng con đường tiêu cực, đúng như lời xì xầm bàn tán của nhiều người. Bài viết này chỉ xin chia sẻ cách ứng xử “đẹp” - “chuẩn” của một người trẻ trong những ngày đầu chập chững làm Sếp để chứng minh rằng mình xứng đáng với vị trí mới và cần được ghi nhận, tôn trọng và tuân thủ mệnh lệnh trong công việc.

Một vài comment chia sẻ của cộng đồng nghề khá hay và tâm đắc, được Ms. Smile tổng hợp lại để bạn tác giả bài đăng lẫn những ai cũng cùng trong hoàn cảnh na ná thế tham khảo và áp dụng thực tế nếu phù hợp:

ứng xử thế nào khi thăng tiến từ nhân viên lên sếp

Ngoài ra còn có những góp ý chân tình như:

- Đừng quan tâm tới lời đàm tiếu mà tập trung vào chuyên môn, khi bạn đã làm tốt rồi thì lời nói của bạn tự nhiên có trọng lượng, và nhân viên của bạn, mọi người trong công ty của bạn sẽ tự tôn trọng bạn. Hữu xạ tự nhiên hương. (- Xuan Thu Tong)

hay:

- Lúc đầu sẽ khó khăn như b nói nên:

1/ Người thân thì tâm sự riêng, nói mày hỗ trợ tao để tao trị mấy đứa bất tuân, trong công việc mày phối hợp với tao, có ý kiến bất đồng thì nói riêng, tao sẽ tìm cách hỗ trợ lại mày, anh em cùng phát triển.

2/ Đối với phe không phục: áp thật chặt quy định, theo sát để nó thấy rắn mà từ bỏ hoặc chấp nhận mà ở lại.

Mới lên phải mềm mỏng để ổn định công việc, thay máu dần dần để giữ uy mà còn điều hành.

(- Star Violet)

Quả thật, không ai mới mà được công nhận ngay. Bạn phải chứng tỏ cho người khác thấy bạn xứng đáng ở vị trí đó, trong cả công việc lẫn cách giao tiếp, ứng xử thường nhật. Quan sát nhiều hơn để hiểu tường tận mọi vấn đề, nghiên cứu sâu hơn để tìm ra chi li sự tình, cuối cùng là quyết đoán và tự tin để khẳng định bản thân. Ngoài ra, nói chuyện cùng nhau để thấu hiểu và chia sẻ cảm nhận, cho nhau biết những điều chưa ổn của đối phương để tìm cách cải thiện theo hướng tích cực hơn. Còn lại, với những thành phần bất hảo, chọc gậy bánh xe thì thôi, “thanh lọc” đội ngũ là điều cần thiết.

Còn bạn, bạn ứng xử sao nếu bản thân được thăng tiến từ nhân viên lên Sếp và gặp phải hiện trạng “khóc mếu” như chủ tus?

Ms. Smile (biên tập)

(Tham khảo từ group Nghề khách sạn - Tâm sự)

Tags: Tips
Ứng xử thế nào khi thăng tiến từ nhân viên lên Sếp?
4.1 (921 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN