5 Thành phần chính của rượu vang nhân viên phục vụ nhà hàng cần biết

Bạn là Waiter/ Waitress làm việc trong nhà hàng – khách sạn chuyên phục vụ rượu vang? Một ngày nào đó, nếu có thực khách hỏi rằng: “Những thành phần chính trong rượu vang là gì?” - Bạn sẽ trả lời như thế nào? Nếu bạn chưa có nhiều thông tin cũng đừng lo lắng, Hoteljob.vn sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này trong bài viết dưới đây.

5 Thành phần chính của rượu vang nhân viên phục vụ nhà hàng cần biết

Bạn có biết thành phần chính của rượu vang là gì? (Ảnh nguồn Internet)

► Tannin

Tannin (hay còn gọi là tanin) là thành phần quyết định vị chát của rượu vang. Chất tannin có trong rượu được chiết xuất từ phần vỏ, cuống và hạt nho. Chính vì điều này mà rượu vang đỏ thường có tỷ lệ tannin nhiều hơn so với rượu vang trắng (do sử dụng cả phần vỏ để sản xuất rượu). Bên cạnh đó, chất tannin còn được bổ sung từ chính thùng gỗ sồi dùng để ủ rượu. Thùng gỗ càng trẻ (mới) sẽ cung cấp nhiều chất tannin cho rượu, ngược lại những thùng gỗ đã được sử dụng nhiều lần để ủ rượu sẽ không còn giàu hàm lượng tannin. Do đó mà nhiều nhà sản xuất rượu hiện nay đã sử dụng bột tannin trong sản xuất rượu để gia tăng tỷ lệ chất này cho các loại rượu vang.

5 Thành phần chính của rượu vang nhân viên phục vụ nhà hàng cần biết

Những yếu tố tạo nên hàm lượng tannin cho rượu vang (Ảnh nguồn Internet)

► Axit

Vị chua trong rượu vang mà người uống cảm nhận được đến từ thành phần axit có trong rượu. Có 6 loại axit trái cây chủ yếu được tìm thấy trong rượu vang, đó là: Axit tartaric, axit malic, axit xitric, axit lactic, axit axetic, axit succinic. Về cơ bản, hầu như tất cả các loại rượu vang đều có nồng độ axit nằm trong khoảng 2,5 – 4,5 độ PH.

5 Thành phần chính của rượu vang nhân viên phục vụ nhà hàng cần biết

Nồng độ axit của các loại rượu vang nằm trong khoảng 2,5 – 4,5 độ PH (Ảnh nguồn Internet)

Rượu có hàm lượng chất axit cao thường được sản xuất ở những quốc gia nằm ở khu vực có khí hậu lạnh như: Pháp, Anh… Còn với những loại rượu có lượng axit thấp thường được sản xuất bởi các nước có khí hậu nóng như Australia – tỷ lệ axit có trong nho thấp, đủ đảm bảo cho quá trính axit hóa. Nếu khách thích sử dụng loại rượu vang có hàm lượng axit ca, nhân viên phục vụ nhà hàng nên tư vấn khách dùng kèm với món chiên (giàu chất béo + vị mặn) để cân bằng vị.

Tìm hiểu thêm: 7 điều cần lưu ý khi tư vấn món ăn cho thực khách

► Cồn

Thành phần cồn của rượu vang được sản sinh từ quá trình lên men đường tự nhiên có trong nho. Hàm lượng đường của nho dùng để sản xuất rượu sẽ quyết định nồng độ cồn của rượu, nho có lượng đường thấp thì nồng độ cồn của rượu sẽ thấp. Và ngược lại, khi nho có hàm lượng đường cao thì nồng độ cồn của rượu sẽ cao. Thông thường, thành phần cồn của rượu vang thường dao động trong khoảng 8 – 15%. Với những loại rượu vang có tỷ lệ cồn trên 15% thường được pha thêm chất cồn. Tỷ lệ cồn có trong rượu vang sẽ quyết định độ “nồng” của rượu.

5 Thành phần chính của rượu vang nhân viên phục vụ nhà hàng cần biết

Quá trình lên men rượu (Ảnh nguồn Internet)

► Đường

Đường là 1 trong 5 thành phần chính của rượu vang và quyết định độ ngọt của rượu. Thông thường, nếu quá trình lên men nho không bị hãm lại thì lượng đường trong rượu sẽ đạt ít nhất 1g/lít. Do đó, nếu quá trình lên men nho được can thiệp càng sớm thì lượng đường trong rượu sẽ được giữ lại càng cao và rượu sẽ ngọt hơn.

Nấm Botrytis là một loại nấm có lợi, sống trên vỏ nho chín – khiến quả nho bị giảm lượng nước nhưng lại tăng hàm lượng đường. Những loại nho bị nhiễm nấm Botrytis với vẻ ngoài trông rất xấu, nhăn nheo, bạc màu nhưng nếu dùng để sản xuất rượu thì sẽ tạo ra loại rượu rất ngon.

► Các chất hữu cơ

Ngoài 4 thành phần trên thì trong rượu vang còn có các chất hữu cơ như: polyphenol, ester, ceton, reservatrol… Những chất hữu cơ này giúp có rượu có mùi thơm đặc trưng. Rượu vang có 600 mùi khác nhau – được xem là thức uống có bộ mùi phức tạp đứng thứ 2 chỉ sau cà phê. Mùi thơm của rượu vang được chia làm 3 cấp: nhất cấp (tạo ra từ quả nho) – nhị cấp (từ quá trình lên men) và cao cấp (từ quá trình ủ rượu trong thùng gỗ sồi.

Những chất hữu cơ này không chỉ giúp tạo ra mùi thơm cho rượu vang mà còn có tác động tốt đến sức khỏe người thưởng thức rượu, giúp “gia hạn” thêm thời gian bị lão hóa - phòng ngừa nhiều chứng bệnh như: ung thư, tim mạch, mất trí nhớ…

5 Thành phần chính của rượu vang nhân viên phục vụ nhà hàng cần biết

Thành phần hữu cơ có trong rượu còn giúp người thưởng thức rượu phòng ngừa nhiều bệnh tật (Ảnh nguồn Internet)

Ngoài 5 thành phần chính trên thì trong rượu vang còn có lượng nước chiếm tỷ lệ 75 – 92%, một ít muối khoáng và đạm. Với những thông tin mà Hoteljob.vn đã chia sẻ trong bài viết này, hy vọng sẽ giúp các bạn nhân viên phục vụ nhà hàng trang bị thêm cho mình những kiến thức bổ ích về rượu vang để sử dụng trong những trường hợp cần thiết.

Xem thêm: Kỹ thuật rót rượu vang chuyên nghiệp nhân viên phục vụ nhà hàng cần biết

Ms.Smile

5 Thành phần chính của rượu vang nhân viên phục vụ nhà hàng cần biết
4.5 (485 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN