7 suy nghĩ sai lầm về công việc buồng phòng

Ai cũng có thể làm buồng phòng, làm buồng phòng lương thấp, công việc buồng phòng không thể thăng tiến, … là 3 trong số khá nhiều những suy nghĩ sai lầm về công việc buồng phòng. Tham khảo bài viết dưới đây của Hoteljob.vn để biết vì sao những quan điểm này lại sai lầm!

những suy nghĩ sai lầm về công việc buồng phòng

Bạn có đang đồng tình với những suy nghĩ sai lầm về công việc buồng phòng? (Nguồn: Internet)

Ai cũng có thể làm buồng phòng

Buồng phòng không chỉ là công việc lao động chân tay, người làm buồng phòng đôi khi còn cần sự linh hoạt của “não bộ” trong xử lý một số tình huống phát sinh liên quan đến ca làm việc (như: khách phàn nàn về chất lượng dịch vụ, ưu tiên phục vụ phòng nào trước, sắp xếp thời gian làm phòng hợp lí, làm thế nào khi khách treo biển “không làm phiền”, …). Do đó, một nhân viên buồng phòng đạt chuẩn ngoài tiêu chí sức khỏe tốt, không mắc bệnh viêm mũi dị ứng do bụi bẩn; thì còn phải đảm bảo tác phong làm việc chuyên nghiệp, nhanh nhẹn, chịu được áp lực công việc, có khả năng xử lý tình huống khéo léo. Ngoài ra, với các khách sạn 4-5 sao, nhân viên buồng phòng còn phải cung cấp chứng chỉ nghề liên quan trong hồ sơ xin việc.

Làm buồng phòng lương thấp

Theo ghi nhận của Hoteljob.vn, mức lương hiện nay của nhân viên buồng phòng dao động trong khoảng từ 4-8 triệu đồng/ tháng tùy thuộc vào quy mô khách sạn, tính chất và khối lượng công việc. Ngoài lương cơ bản, vị trí này cũng được hưởng đầy đủ các chế độ bảo hiểm, các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng lễ tết, service charge (phí dịch vụ) và tiền tip của khách. Như vậy, xét trên mặt bằng chung trong cơ cấu lương của nhân sự ngành Nhà hàng – Khách sạn, lương nhân viên buồng phòng nằm ở mức khá, và có thể tăng lên đáng kể nếu đảm nhận những vị trí cao hơn trong bộ phận như Giám sát Buồng phòng (10-12 triệu đ/ tháng), Trưởng Bộ phận Buồng phòng (10-15 triệu đ/ tháng). 

những suy nghĩ sai lầm về công việc buồng phòng

Ngoài tiền lương cơ bản, nhân viên buồng phòng còn được hưởng đầy đủ các chế độ của khách sạn theo quy định và tiền tip của khách (Nguồn: Internet)

Công việc buồng phòng không thể thăng tiến

Như đã trình bày trên đây, nhân viên buồng phòng có kinh nghiệm và thâm niên làm việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao thì hoàn toàn có cơ hội thăng tiến lên những vị trí cao hơn không chỉ trong bộ phận mà còn trong toàn khách sạn. Cụ thể:

Con đường thăng tiến thành “sếp” của bộ phận Buồng phòng:

những suy nghĩ sai lầm về công việc buồng phòng

Buồng phòng chỉ là công việc lau chùi, dọn dẹp phòng khách

Công việc chính của nhân viên buồng phòng là hàng ngày tiến hành làm phòng khách sạn. Tuy nhiên, ngoài nhiệm vụ này, người làm phòng còn chịu trách nhiệm kiểm tra và bổ sung các vật dụng trong phòng khách, thức uống trong minibar; hỗ trợ các bộ phận khác (giặt là, vệ sinh công cộng, lễ tân, bellman,…) hoàn thành công việc.

những suy nghĩ sai lầm về công việc buồng phòng

Ngoài công việc chính là làm phòng khách sạn, nhân viên buồng phòng còn chịu trách nhiệm hỗ trợ công việc cùng các bộ phận khác (Nguồn: Internet)

Làm buồng phòng không cần biết tiếng Anh

Tuy hầu hết các tin tuyển dụng từ các khách sạn cho vị trí nhân viên buồng phòng đều không có hoặc rất ít có yêu cầu về trình độ ngoại ngữ (thường là tiếng Anh) nhưng một số khách sạn tiêu chuẩn cao hơn, chuyên phục vụ khách lưu trú quốc tế sẽ để mục ƯU TIÊN ứng viên giao tiếp tiếng Anh cơ bản. Ngoài ra, việc có thể giao tiếp tiếng Anh ở mức khá trở lên giúp bạn tiếp xúc và phục vụ khách lưu trú được chu đáo, chính xác và hiệu quả hơn; tăng chất lượng dịch vụ cũng như mức độ hài lòng của khách; đặc biệt, biết tiếng Anh cũng sẽ giúp đẩy nhanh con đường thăng tiến của nhân sự ngành Nhà hàng – Khách sạn, trong đó có bộ phận buồng phòng.

Những suy nghĩ sai lầm khác

Hiện vẫn tồn tại không ít những suy nghĩ sai lầm về công việc buồng phòng như: buồng phòng thường xuyên bị khách hàng quấy rối (nhất là khi khách say rượu không kiểm soát được hành vi), buồng phòng thường xuyên ăn cắp đồ của khách (thường là đồ khách bỏ quên hoặc để hờ trong phòng lúc ra ngoài), … Tuy nhiên, sự thật không hoàn toàn là như vậy. Hoteljob.vn không phủ nhận việc tồn tại một số rất ít những “con sâu làm rầu nồi canh” gây nên những suy nghĩ sai lầm như thế, nhưng xét trên phương diện tổng thể, hầu hết nhân viên buồng phòng khách sạn đều được đào tạo nghiệp vụ bài bản; được khuyến cáo những việc nên và không nên làm; được theo dõi, giám sát thường xuyên trong quá trình thực hiện công việc nhằm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ một cách chỉnh chu và hiệu quả nhất; đảm bảo tuân thủ mọi quy định khách sạn đề ra.

những suy nghĩ sai lầm về công việc buồng phòng

Hiện vẫn còn tồn tại khá nhiều những suy nghĩ sai lầm về công việc buồng phòng mà bạn cần làm rõ (Nguồn: Internet)

Hy vọng những thông tin mà Hoteljob.vn vừa chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu và định hình lại những quan điểm đúng đắn, loại bỏ những suy nghĩ sai lầm về công việc buồng phòng, góp phần “ổn định tâm lý” để theo đuổi nghề và hoàn thành mục tiêu thăng tiến nhanh trong tương lai. Đây cũng là thông tin hữu ích đối với những ứng viên đang có ý định tìm việc buồng phòng.

Xem thêm: Làm thế nào để Housekeeping dọn phòng khách sạn nhanh?

​Ms. Smile

Tags:
7 suy nghĩ sai lầm về công việc buồng phòng
4.7 (037 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN