MỤC LỤC
Nhiều người sẽ thấy lạ lẫm khi được hỏi: Junior là gì hay Senior là gì trong ngành KS-NH. Thế nhưng, dân trong ngành lại sử dụng thường xuyên để chỉ rõ từng nhân viên một. Bạn có biết Senior là gì - Senior là gì chưa? Phân biệt hai thuật ngữ này thế nào? Cơ hội phát triển sự nghiệp đối với từng thuật ngữ ra sao?... Hoteljob.vn dành bài viết hôm nay để giải đáp chi tiết giúp bạn.
Tìm hiểu khái niệm Junior là gì, Senior là gì trong ngành KS-NH. Khám phá sự khác biệt về vai trò, kỹ năng và cơ hội nghề nghiệp cho từng cấp bậc giúp ứng viên tìm việc khách sạn hay nhân viên mới vào nghề định hướng công việc dễ dàng, nhanh chóng và chính xác hơn.
Junior là gì trong ngành KS-NH?
+ Định nghĩa chi tiết
“Junior” là thuật ngữ chỉ những nhân viên mới vào nghề hoặc có ít kinh nghiệm thực tế trong một lĩnh vực cụ thể. Thông thường, một Junior sẽ có từ 0 - 2 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm các công việc cơ bản và thường làm việc dưới sự hướng dẫn, giám sát của cấp trên.
+ Vai trò cụ thể
-
Thực hiện công việc phục vụ khách theo quy trình có sẵn.
-
Học hỏi quy chuẩn dịch vụ và văn hóa doanh nghiệp.
-
Hỗ trợ các công việc hậu cần và vận hành.
+ Ví dụ vị trí Junior phổ biến
-
Junior Housekeeping Staff (Nhân viên buồng phòng mới)
-
Junior Bartender (Pha chế học việc)
-
Junior Cook (Phụ bếp)
-
Junior Receptionist (Lễ tân mới vào nghề)
-
Junior Waiter/Waitress (Phục vụ mới)
+ Yêu cầu của Junior:
-
Có thái độ ham học hỏi, cầu tiến.
-
Tinh thần làm việc nhóm, tuân thủ quy định.
-
Chưa yêu cầu cao về kinh nghiệm, phù hợp với sinh viên mới ra trường.
Senior là gì trong ngành KS-NH?
+ Định nghĩa chi tiết
Trong lĩnh vực KS-NH, Senior là từ dùng để chỉ những nhân sự có kinh nghiệm chuyên môn vững vàng, thường từ 3 – 5 năm trở lên. Họ có khả năng xử lý tình huống nhanh, làm việc độc lập và hỗ trợ quản lý đội nhóm nhỏ, phụ trách đào tạo nhân sự mới (Junior).
+ Vai trò cụ thể
-
Điều phối công việc cho nhóm Junior.
-
Giải quyết khiếu nại, xử lý sự cố phát sinh.
-
Đào tạo, hỗ trợ nhân viên mới.
-
Giữ vai trò kết nối giữa cấp quản lý cao hơn và nhân viên.
+ Ví dụ vị trí Senior phổ biến
-
Senior Front Desk Agent (Lễ tân chính)
-
Senior Waiter/Waitress (Phục vụ trưởng)
-
Senior Chef de Partie (Bếp chính)
+ Yêu cầu để trở thành Senior
-
Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong cùng vị trí.
-
Kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống tốt.
-
Khả năng làm việc nhóm và hướng dẫn nhân viên mới.

So sánh Senior và Junior trong ngành KS-NH
Dựa theo nội dung vừa được chia sẻ trên đây, ta dễ dàng phân biệt được 2 thuật ngữ này như sau:
Tiêu chí |
Junior |
Senior |
---|---|---|
Kinh nghiệm |
0 - 2 năm |
3 - 5 năm trở lên |
Mức độ chuyên môn |
Cơ bản, đang học hỏi |
Cao, có thể làm việc độc lập |
Vai trò |
Hỗ trợ, thực hiện công việc theo hướng dẫn |
Quản lý nhóm nhỏ, hỗ trợ đào tạo |
Cơ hội thăng tiến |
Có thể trở thành Senior sau 2–3 năm |
Có thể trở thành Supervisor hoặc Manager |
Kết luận
Việc hiểu rõ Senior là gì và Junior là gì trong ngành KS-NH giúp bạn xác định đúng vị trí công việc, lộ trình phát triển nghề nghiệp cũng như chuẩn bị kỹ năng phù hợp để ứng tuyển và khẳng định năng lực bản thân. Dù ở cấp bậc nào, việc giữ thái độ cầu tiến, học hỏi và chăm chỉ là yếu tố then chốt để bạn làm việc hiệu quả và thăng tiến nhanh trong ngành dịch vụ đầy tiềm năng này.
Ms. Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên