Mẫu nội quy nhà hàng

Nếu như doanh nghiệp có nội quy công ty thì nhà hàng cũng có nội quy nhà hàng - để mọi hoạt động được diễn ra trơn tru và đồng nhất, quản lý và điều hành nhân sự được dễ dàng hơn. Bạn kinh doanh nhà hàng và đang tìm kiếm mẫu nội quy chuẩn? Tham khảo ngay bài viết của Hoteljob.vn để điều chỉnh nội quy nhà hàng mình cho phù hợp!

mẫu nội quy nhà hàng
Nhà hàng bạn đã có mẫu nội quy chuẩn chưa?

Nội quy nhà hàng là gì?

​Nội quy nhà hàng là những quy định - điều khoản cụ thể và nhất quán yêu cầu nhân viên và cá nhân, tổ chức liên quan những điều nên làm và không nên làm trong ca làm việc, đảm bảo hoạt động kinh doanh trơn tru, đồng nhất và hiệu quả. Bên cạnh đó, nội quy còn bao gồm cơ chế thưởng phạt hay quyền và trách nhiệm chi tiết làm căn cứ đánh giá nhân viên, đảm bảo công bằng - công khai và kỷ luật.

Tại sao phải có nội quy nhà hàng?

Rõ ràng, một tổ chức muốn hoạt động trơn tru và đồng nhất cần người đứng đầu giỏi, cùng với đó là những quy định, quy tắc nên và không nên làm trong công việc để khai thác tối đa hiệu suất, đồng thời hạn chế sai phạm. Nội quy nhà hàng tồn taị để định hướng nhân sự làm việc và cống hiến. Ngoài ra, ở quy chế thưởng phạt rõ ràng giúp nhân viên có kế hoạch phấn đấu để đạt được mục tiêu đề ra.

Về phía nhà quản lý, nội quy nhà hàng giúp quản lý và đánh giá nhân viên hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng dịch vụ cho cơ sở.

Những nội dung cần có trong nội quy nhà hàng

Một bảng nội quy nhà hàng chuẩn cần đảm bảo khai thác các nội dung cơ bản như:

+ Quy định chung, về: chấm công, tác phong làm việc, nghỉ phép...

+ Bảo vệ tài sản và bảo mật 

+ Vệ sinh an toàn thực phẩm

+ Cơ chế thưởng phạt

+ ...

Mỗi nhà hàng hay cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống sẽ linh hoạt xây dựng mẫu nội quy riêng, phù hợp với doanh nghiệp.

Nguyên tắc xây dựng nội quy nhà hàng

Trên thực tế, nội quy nhà hàng là những quy định do nội bộ nhà hàng - cụ thể là những người đứng đầu như ông/ bà chủ hay quản lý nhà hàng đó đặt ra, với mục đích giúp nhà hàng vận hành trơn tru, đồng nhất và hiệu quả hơn là làm căn cứ, cơ sở để kiểm soát hay thưởng phạt nhân viên. Do đó, mỗi nơi có thể sẽ có mỗi nội quy khác nhau, tùy thuộc theo đặc điểm - định hướng kinh doanh riêng và hoàn toàn có thể linh hoạt thay đổi - thêm - bớt từ mẫu nội quy nhà hàng mà Hoteljob.vn chia sẻ trên đây để cho phù hợp.

mẫu nội quy nhà hàng
Nội quy nhà hàng bao gồm các quy định, quy tắc nhân viên phải tuân thủ trong ca làm việc

Mẫu nội quy nhà hàng tham khảo

Kinh doanh nhà hàng cũng là một loại hình doanh nghiệp. Vì vậy để bộ máy nhân sự nhà hàng hoạt động trơn tru, người quản lý cần phải đưa ra những quy định, chế tài thưởng phạt phù hợp áp dụng trong từng trường hợp cụ thể. Dưới đây là mẫu nội quy áp dụng cho nhân viên nhà hàng. Người chủ quản lý có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với nhà hàng của mình hoặc tùy theo các trường hợp cụ thể.

NỘI QUY NHÀ HÀNG

I. THỜI GIAN LÀM VIỆC, THỜI GIAN NGHỈ NGƠI

1. THỜI GIAN BIỂU LÀM VIỆC

Thời gian biểu làm việc sẽ được bố trí theo khối lượng cộng việc của Nhà hàng và được phân công bởi quản lý hay những người có trách nhiệm. Các ngày nghỉ sẽ được ghi rõ trong thời gian biểu.

2. NGHỈ LỄ DÂN TỘC

Mỗi nhân viên được nghỉ 9 ngày lễ dân tộc hàng năm. Tuỳ theo yêu cầu của công việc, những ngày này sẽ được Trưỏng Bộ phận thu xếp nghỉ bù sau.

- Tết dương lịch: nghỉ 1 ngày (ngày 01/01 dương lịch)

- Tết âm lịch: nghi 4 ngày (một ngày cuối năm và 3 ngày đầu năm)

- Ngày chiến tháng: nghi 1 ngày (30/04)

- Ngày quốc tế lao động: (01/05)

- Ngày Quốc khánh: nghi 1 ngày (02/09)

- Ngày giỗ tồ Hùng Vương 1 ngày (10/03 âm)

3. NGHỈ ỐM

Đối với bất kỳ trường hợp ốm nào, nhân viên nghỉ phải thông báo (hoặc nhờ người thông báo nếu nhân viên ốm không thể gọi điện thoại được) cho quản lý.

Bất kỳ trường hợp nghỉ ốm nào đều phải có sự đồng ý của bác sĩ và có giấy chứng nhận.

4. BỮA ĂN CỦA NHÂN VIÊN

- Mỗi nhân viên làm việc tại nhà hàng đều được hưởng chế độ ăn một bữa theo ca của mình.

- Giờ ăn và lịch ăn hàng ngày sẽ được quy định bởi quản lý nhà hàng cho mỗi bộ phận.

5. NGHỈ CÓ PHÉP

Mỗi nhân viên được nghi phép 2 ngày/ tháng vào thứ 7 hoặc Chủ nhật và vẫn được hưởng lương theo quy định của nhà hàng.

Nhân viên nghỉ phép phải viết đơn xin nghỉ gửi cho quản lý trước 3 ngày và được sự đồng ý của quản lý nhà hàng.

II. TRẬT TỰ TRONG NHÀ HÀNG

1. BẢNG CHẤM CÔNG HÀNG NGÀY

- Hàng ngày nhân viên phải ký vào bảng chẩm công và ghi rõ giờ bắt đầu làm việc và kết thúc công việc

- Không ai được phép điền và kí hộ cho người khác vào bảng chấm công.

Xem thêm: Quên chấm công, nhân viên nhà hàng - khách sạn nên làm gì?

2.KIỂM TRA ĐỘT XUẤT

Nhân viên khi ra, vào hay ở trong nhà hàng đều có thể bị kiểm tra đột xuất bởi quản lý hoặc người khác có trách nhiệm.

3. VỆ SINH CÁ NHÂN

- Nhân viên phải thường xuyên tắm rửa, dùng chẩt khử mùi chống mồ hôi khi cần thiết. Phải thường xuyên gội đầu, tránh để tóc bị gàu, móng tay phải giữ sạch sẽ và không để dài quá mép đầu ngón tay.

Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trong kinh doanh nhà hàng 

4. HÌNH THỨC, TÁC PHONG

- Tất cả nhân viên đều phải ăn mặc chỉnh tề, gọn gàng và sạch sẽ. Không sức nước hoa và trang sức quá mức (không đeo nhiều đồ trang sức, không đeo vòng hay lắc tay, đồng hồ quá to hay những hình thù kì quái. Vòng cổ phải luôn giấu kín trong áo, khuyên tai nhỏ và gọn)

- Nhân viên nữ cần trang điểm nhẹ nhàng, nếu tóc dài (ở dưới mức cổ áo) nên buộc hoặc cặp tóc màu sắc, kiểu cách giản dị, không đánh mỏng tay màu sắc lòe loẹt

- Nhân viên nam tóc luôn cắt ngắn không để phủ tai và chạm cổ áo (vuốt keo bọt).

5.GỌI ĐIỆN THOẠI

- Chỉ những nhân viên được phép mới được sử dụng điện thoại của nhà hàng. Nhân viên không được gọi điện thoại cá nhân trong giờ làm việc.

6. THỦ TỤC VỀ ĐỒ THẤT LẠC VÀ NHẶT ĐƯỢC

- Bất cứ tiền bạc hoặc đồ đạc nào nhặt được trong Nhà Hàng phải chuyển ngày cho quản lý và thông báo đầy đủ các thông tin chí tiết để ghi vào sổ bàn giao ca.

- Nhà Hàng có trách nhiệm thông báo cho người chủ hợp pháp của tài sản thất lạc.

7. GÓP Ý, KHIẾU NẠI CỦA KHÁCH HÀNG

- Nhà Hàng có trách nhiệm thông báo cho người chủ hợp pháp của tài sản thất lạc.

- Nếu khách hàng có than phiền, góp ý khiếu nại phải lắng nghe kỹ từng chi tiết và giải quyết một cách hợp lý. Nếu nhân viên không giải quyết được thì phải báo cáo ngay cho quản lý Nhà Hàng hoặc người có trách nhiệm.

+  Không được tranh cãi với khách

+ Hãy thể hiện sự quan tâm

+ Phải lịch sự và nhã nhặn

+ Dùng các lẽ phải thông thường để giải quyết vấn đề

Xem thêm: Làm gì để xử lý khiếu nại của khách hàng?

8. BẢO VỆ TÀI SẢN VÀ CÁC BÍ MẬT KINH DOANH

Không được mang bất cứ một tài sản nào ra khỏi nhà hàng khi chưa được phép. Bất kỳ một tài nào khi ra khỏi nhà hàng phải có giấy phép có chữ ký của Quản lý Nhà Hàng hoặc hóa đơn của nhà hàng. Tẩt cả các tài liệu sau cùa nhà hàng đều được coi là bí mật;

- Thông tin về khách hàng: căn cước, địa chỉ… của khách hàng.

- Doanh thu của nhà hàng hoặc bất cử tài liệu kế toán nào của nhà hàng.

- Các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ và đào tạo của nhà hàng.

- Quy trình chế biến thực phẩm và phục vụ của nhà hàng.

- Thông tin kỹ thuật liên quan tới tài sản trang thiết bị của nhà hàng.

III. AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG Ở NƠI LÀM VIỆC

1. AN TOÀN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

Không được phép hút thuốc trong Nhà Hàng vì rất dễ gây hoả hoạn.

Trong trường hợp xảy ra hoả hoạn, nhân viên phải:

- Đập vỡ hộp báo cháy gần nhất để báo động

- Quay số 114 để thông báo cho nhân viên trực tổng đài biết tên địa chỉ của nhà hàng và tình hình hoả hoạn cùa nhà hàng.

- Báo ngay cho khách và nhân viên mình nhìn thấy

- Chữa cháy bằng bình hoặc các dụng cụ cứu hoả như đã được huấn luyện.

- Khi không thể dập tắt được đám cháy hãy thoát ra ngoài bằng đường thoát hiểm và tập trung tại địa điểm tập kết.

- Không được mở cửa để khói, lửa thoát ra ngoài.

2. TRANG PHỤC LÀM VIỆC

- Mỗi nhân viên phải có trách nhiệm giữ gìn trang phục của mình. Nhân viên không được phép mặc trang phục của nhà hàng khi đi ra ngoài, trừ trường hợp đi làm nhiệm vụ.

Xem thêm: ​25 Mẫu đồng phục đẹp cho nhân viên phục vụ nhà hàng - quầy bar

3. AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG

- Nhân viên phải chấp hành các quy định về vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường dưới sự hướng dẫn của Quản lý và người có trách nhiệm.

- Phải tôn trọng quy định làm việc, an toàn lao động, phải sử dụng các thiết bị và công cụ bảo vệ khi làm việc những việc có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ của mình và mọi người.

IV. CÁC HÀNH VI VI PHẠM KỶ LUẬT, XỬ LÝ KỶ LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT

1. CÁC HÀNH VI VI PHẠM KỶ LUẬT

* Phat 50.000đ

- Sao nhãng công việc mà không có lý do chính đáng

- Đi muộn, về sớm mà không được sự cho phép của Quản lý, Giám sát.

- Không ghi giờ đến và giờ về vào bảng chấm công hàng ngày.

- Sử dụng, ăn mặc không đúng trang phục theo quy định hoặc không giữ gìn vệ sinh cá nhân.

- Mặc trang phục làm việc hoặc một phần trang phục làm việc ra khỏi nhà hàng (trừ trường hợp được phép)

- Ngủ trong giờ làm việc hay ngoài giờ làm việc trong nhà hàng mà không được sự cho phép.

- Vắng mặt mà không được phép trước của Quản lý nhà hàng.

- Ở lại sau khi hết ca quá 30 phút mà không được sự đồng ý của Quản lý, Giám sát.

* Phat 10% Lương tháng

- Sử dụng trang thiết bị nhà hàng, quầy bar hoặc các khu vực khác của nhà hàng mà không được sự đồng ý, tự nấu ăn và pha chế đồ uống trong nhà hàng mà không được phép.

- Ký vào bảng chấm công thay cho người khác.

- Tham gia vào các công việc mua bán của nhà hàng mà không được phép.

- Ăn uống những đồ dành riêng hoặc bán cho khách hàng.

- Hút thuốc lá khi đang làm việc trước mặt khách, trong các khu vực phục vụ, khu chế biến đồ ăn hoặc nhai kẹo cao su trong giờ làm việc hoặc trước mặt khách hàng.

* Kỷ luật hoặc sa thải

- Uống bia rượu khi đang làm việc hoặc đến làm việc đúng lúc đang say.

- Trộm cắp, chiếm hữu hoặc di chuyển bất hợp pháp tài sản của nhà hàng, của khách hoặc của đồng nghiệp.

- Nhận trực tiếp hoặc gián tiếp các khoản tiền hoa hồng cho các giao dịch không được phép.

- Cố ý làm hại tới tài sản, uy tín và danh tiếng của nhà hàng.

- Thách thức hoặc khiêu khích người khác đánh nhau, gây thương tích hoặc cố ý phá hoại tài sản của nhân viên khác trong khu vực của nhà hàng.

- Tham gia hoặc khuyến khích cờ bạc trong nhà hàng.

- Bất lịch sự một cách tráng trợn, cư xử không đúng đắn, thô bạo, xấc láo hoặc thờ ơ với khách

Xem thêm: Những quy định thưởng, phạt nhân viên nhà hàng - khách sạn cần biết 

2. TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT

- Đối với nhân viên lảm hỏng hóc các dụng cụ và trang thiết bị phải có trách nhiệm đền bù giá trị của trang thiết bị đó, vì những lý do khác Quản lý nhà hàng có thể xem xét giảm tiền bồi thường.

Trên đây là mẫu nội quy chung cho nhà hàng, người quản lý, chủ kinh doanh có thể tham khảo từ đó áp dụng linh hoạt cho tình hình cụ thể của nhà hàng mình.

Ms. Smile

Mẫu nội quy nhà hàng
4.5 (215 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN